So sánh sự khác nhau giữa thẻ tín dụng Visa, MasterCard, American Express, JCB
Mạng lưới thanh toán và tổ chức phát hành thẻ
Hãy bắt đầu với Visa và MasterCard. Họ đều không phải là tổ chức chào mời bạn sử dụng thẻ tín dụng, họ cũng không phải là đơn vị cho bạn vay tiền. Trên thực tế, việc cấp phát thẻ và hạn mức tín dụng cho bạn là đến từ một ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính… và được gọi chung là các tổ chức phát hành thẻ. Mỗi nhà phát hành đều quy định các điều khoản và điều kiện sử dụng thẻ tín dụng như lãi suất, hạn mức tín dụng hay phí thường niên… Điều này có nghĩa là bạn có thể có 2 thẻ Visa hay MasterCard từ 2 tổ chức phát hành khác nhau với các điều khoản và điều kiện hoàn toàn khác nhau. Các đơn vị phát hành thẻ cũng là các bên tự chịu tổn thất khi bạn không thể trả hết nợ thẻ tín dụng của mình.
Visa và Master Card không phải là các đơn vị trực tiếp phát hành thẻ, đây được gọi là các mạng lưới thanh toán. Về cơ bản chúng là các hệ thống máy tính xử lý các giao dịch thẻ tín dụng. Là người sở hữu thẻ tín dụng, bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt lớn nào giữa 2 hệ thống này. Cả 2 đều cung cấp một loạt các tiện ích và giá trị như phong tỏa tài khoản thẻ trong trường hợp thẻ bị mất hoặc bị đánh cắp, khả năng thực hiện các giao dịch bồi hoàn (charge back) thông qua tài khoản thẻ tín dụng, xác minh 2 bước (2-steps verified) cho các giao dịch thanh toán thẻ… Rất nhiều điểm bán hàng (merchants) trên thế giới chấp nhận thanh toán cho cả hai loại thẻ này. Cả hai đều được chấp nhận trong giao dịch thanh toán ở hơn 20 triệu điểm bán hàng tại hơn 150 quốc gia. Không ngoại lệ, Visa và MasterCard cũng là 2 thương hiệu phổ biến nhất tại Việt Nam.
Thẻ tín dụng Discover thì hơi khác một chút. Nhãn hiệu của loại thẻ này không được chấp nhận rộng rãi như là những chiếc thẻ có logo của Visa hay MasterCard. Ngoài ra, các nhà phát hành thẻ ở đây cũng chính là ngân hàng Discover cùng với các đối tác ngân hàng phát hành khác. Thẻ tín dụng Discover thu hút người sử dụng bằng các chương trình điểm thưởng hoàn lại tiền mặt (thẻ cash back) dựa trên số phần trăm tính trên hóa đơn mua hàng.
Thẻ tín dụng American Express lại có một câu chuyện khá đặc biệt. Ban đầu, tổ chức này xây dựng hình ảnh là một chiếc thẻ tín dụng độc quyền (exclusive) cho một tập khách hàng thay vì cho mọi đối tượng khách hàng. Do đó, American Express đảm nhiệm cả công việc phát hành thẻ, thu phí thường niên cao và buộc chủ thẻ phải thanh toán hết dư nợ thẻ vào cuối tháng. Tuy nhiên thời gian đã thay đổi. Ngày nay AmEx đã trở thành một mạng lưới thanh toán và bắt đầu có các đối tác phát hành là một số ngân hàng được AmEx chọn lọc. Tại Việt Nam, ngân hàng Vietcombank được American Express chọn làm đối tác độc quyền phát hành thẻ tín dụng của mình. Trên thị trường, American Express được định vị là loại thẻ tín dụng cao cấp hơn Visa, MasterCard hay JCB. Ngoài ra, bây giờ AmEx cũng cung cấp thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ duy trì hạn mức tín dụng, song song với loại thẻ thanh toán quốc tế (debit card).
Thẻ tín dụng JCB Card là nhãn hiêu do Japan Credit Bureau (Nhật Bản) sở hữu. Đây cũng là một loại thẻ phổ biến trên thế giới chỉ kém Visa và MasterCard. Nếu chủ thẻ là doanh nhân hay giao thương với thị trường Nhật Bản thì sử dụng loại thẻ này sẽ rất thuận tiện. Tương tự như các loại thẻ thanh toán quốc tế khác, JCB cũng có 2 loại thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card).
Thẻ Visa thực ra chính là một loại thẻ thanh toán quốc tế. Tổ chức phát hành Visa có tên gọi đầy đủ là Visa International Service Association trụ sở đặt tại Mỹ. Thẻ visa này khác với visa (thị thực) nhé. Nếu bạn đang tìm hiểu Visa – thị thực là gì thì đọc tại đây.
Sự khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được biết đến như một trong những công cụ thay thế tiền mặt đang được sử dụng rộng rãi. So sánh 2 loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ để có một cái nhìn tổng quan các chi tiết – loại phí liên quan – ưu điểm, nhược điểm của từng loại.
Thẻ ghi nợ là một dạng thẻ thanh toán được ngân hàng liên kết với các tổ chức thẻ tín dụng visa card, master card, jcb … phát hành. Một thẻ ghi nợ thường đi kèm với tài khoản ngân hàng, khi bạn xài thẻ thì ngay lập tức tiền bị trừ vào tài khoản ngân hàng của bạn.
Thẻ tín dụng thì khác. Khi được mở một tài khoản thẻ tín dụng thì khách hàng được cấp cho một hạn mức tín dụng ( là số tiền ứng trước có trong thẻ). Thay vì liên kết với tài khoản cá nhân thì thẻ tín dụng liên kết với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành thẻ. Vì vậy, khi bạn thanh toán thông qua thẻ tín dụng thì nhà phát hành thẻ (ngân hàng) sẽ phải trả tiền cho merchant (visa, master card, jcb… ), sau đó bạn sẽ phải thanh toán vào cuối tháng cho ngân hàng.
Hầu hết các loại thẻ ghi nợ đều miễn phí hoặc có phí thường niên thấp hơn, bạn có thể sử dụng thẻ ghi nợ như thẻ ATM. Còn với Thẻ tín dụng, bạn được hưởng nhiều ưu đãi nhưng thường có mức phí thường niên từ 200.000 đến 1.000.000 VNĐ. Điều đặc biệt lưu ý khi xài thẻ tín dụng là trách nhiệm về tài chính của bạn? phải đảm bảo làm thế nào để không bị tiêu dùng quá giới hạn và thanh toán cho ngân hàng theo tháng để tránh bị nợ xấu. (Xem thêm: 9 lời khuyên giúp bạn sử dụng thẻ tín dụng hợp lý )
Thẻ tín dụng |
Thẻ ghi nợ |
|
---|---|---|
Thông tin | Với thẻ tín dụng bạn được cấp một hạn mức tín dụng. Khi bạn sử dụng thẻ thì ngân hàng sẽ thanh toán giúp bạn. Nhưng bạn phải thanh toán hóa đơn cho ngân hàng trong 45 ngày nếu bạn, trừ khi bạn muốn bị tính lãi suất. | Bất cứ lúc nào bạn sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán hoặc mua hàng thì tiền sẽ bị trừ ngay trong tài khoản ngân hàng của bạn. Với thẻ ghi nợ bạn chỉ có thể xài tiền có sẳn trong tài khoản mà thôi. |
Liên kết với | Không yêu cầu tài khoản kiểm tra, tiết kiệm | Yêu cầu tài khoản |
Hóa đơn hàng tháng | Có | Không |
Thủ tục đăng ký | Tương đối khó, phụ thuộc vào điểm tín dụng của từng cá nhân và các thông tin khác. | Dễ dàng, cơ bản là không gặp khó khăn gì khi mở thẻ ghi nợ. |
Mức chi tiêu | Thẻ tín dụng có hạn mức tín dụng riêng được chấp thuận bởi ngân hàng phát hành. Mức tín dụng có thể thay đổi dựa trên mức độ tín nhiệm của khách hàng trong thời gian sử dụng thẻ. | Tùy vào số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn nạp vào. |
Lãi suất | Nếu một hóa đơn thẻ tín dụng không được thanh toán đầy đủ, lãi suất được tính trên dư nợ. Lãi suất thường là rất cao. | Không có lãi suất vì tiền này là của bạn đóng vào. |
Bảo mật | Được đánh giá có mức độ bảo mật thấp, và người tiêu dùng phải sử dụng cẩn thận nếu không muốn bị mất tiền oan. | Mức bảo mật thấp nhưng rủi ro phụ thuộc vào số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn. |
Lịch sử tín dụng | Sử dụng thẻ tín dụng có trách nhiệm có thể cải thiện điểm tín dụng của bạn. Thẻ tín dụng thường báo cáo hoạt động hàng tháng cho trung tâm tín dụng. | Không ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng. |
Phí vượt hạn mức | Thấp, các ngân hàng phát hành thẻ cho phép thấu chi với số tiền trên hạn mức tín dụng tối đa với một khoản phí được quy đinh trước từ 1% – 3% | Phí vượt hạn mức cao, Có thể thấu chi số tiền vượt quá giới hạn tài khoản. |
So sánh thẻ ghi nợ debit card và thẻ tín dụng credit card khác nhau như thế nào:
1. Đầu tiên về thủ tục đăng ký:
Thẻ debit card: dễ dàng nhanh chóng.
Thẻ credit card: tốn nhiều thời gian rườm rà vì phải chứng minh thu nhập.
2. Tiện ích
Thẻ debit card: ít được hưởng ưu đãi
Thẻ credit card: được hưởng nhiều ưu đãi, khuyến khích sử dụng thẻ cần nhiều càng tốt.
3. Phạm vi sử dụng
Thẻ debit và credit đều có 2 dạng là dạng thanh toán nội địa và thẻ thanh toán quốc tế. Nếu bạn làm thẻ thanh toán nội địa bạn chỉ có thể thanh toán trong nước mà thôi. Còn nếu làm thẻ thanh toán quốc tế bạn có thể sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng phải tốn thêm chi phí sử dụng thẻ quốc tế.
Thẻ thanh toán quốc tế thì không như thẻ ATM. Thẻ này do các đơn vị thẻ hàng đầu thế giới cung cấp như: Visa, Mastercard, American express, JCB,…
Ví dụ:
Một số loại thẻ phổ biến như: Thẻ visa debit, thẻ visa credit, mastercard debit, matercard credit. Đây thuộc 2 nhà cung cấp thẻ được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ngoài ra còn các nhà cung cấp thẻ khác như American express, JCB, …
Vậy thẻ debit, credit có thanh toán online quốc tế được không?
Câu trả lời là có. Khác với thẻ ATM các loại thẻ này có thể thanh toán quốc tế. Tuy nhiên bạn cần phải tìm hiểu xem người bán hay website bán có hổ trợ loại thẻ bạn sử dụng hay không. Nếu có hổ trợ mà bạn không thanh toán được. Thì có thể chiều thanh toán quốc tế của thẻ bạn bị chặn. Hãy liên hệ với tổng đài của ngân hàng quản lý thẻ của bạn. Yêu cầu mở ra để bạn thanh toán.
Hy vọng bài viết thẻ ghi nợ debit card và thẻ tín dụng credit card là gì đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc. Trong bài viết tới mình sẽ nói chi tiết hơn về thẻ visa và mastercard.
Cách sử dụng thẻ Visa và Mastercard:
Việc sử dụng 2 loại thẻ này cực kỳ đơn giản. Như bạn đi siêu thị hay cửa hàng mua sắm có hổ trợ thanh toán bằng thẻ visa hay mastercard. Thì bạn chỉ cần cà thẻ hay quẹt thẻ sau đó nhập vào mã PIN, rất nhanh gọn lẹ. Đôi khi thì cần phải ký tên để xác nhận thanh toán mà trường hợp này thì rất hiếm.
Bạn có thể rút tiền ở các máy ATM trong nước hay trên thế giới miễn là cây ATM có hổ trợ thẻ bạn đang dùng là Visa hoặc Mastercard. Tuy nhiên là lưu ý khi rút tiền ở các cây ATM khác ngân hàng hay ở nước ngoài thì bạn sẽ bị tính thêm phí giao dịch quốc tế. Cách rút tiền thì cũng giống như thẻ ATM là bạn phải nhập vào mã số PIN.
Với 2 thẻ này bạn sẽ dễ dàng thanh toán mua hàng từ nước ngoài. Vì đa số các website quốc tế đều hổ trợ thanh toán qua Visa và Mastercard.
Để thanh toán online bằng thẻ visa hay master thì rất đơn giản chỉ cần nhập đầy đủ các thông tin sau được in trên thẻ. Cụ thể như sau:
– Họ tên chủ thẻ: cái này được in trên thẻ, nhập chính xác vào và không có gõ dấu tiếng Việt.
– Mã số thẻ: Là dãy số gồm 16 số được in phía trước thẻ. Bạn phải nhập đầy đủ dãy số này vào.
– Valid thru: Là thời gian hết hạn của thẻ. Sau thời gian bạn phải đi làm lại thẻ. Bạn hãy nhập chính xác vào tháng và năm hết hạn của thẻ vào.
– CVV: đây là cái quan trọng nhất và bạn phải nên cạo bỏ dãy số này ra khỏi thẻ. Số CVV hay CVN được in ở mặt sau thẻ, gồm 3 con số. Khi thanh toán online bạn phải nhập vào. Lý do mà mình khuyên bạn cạo bỏ dãy số này ra khỏi thẻ là để tránh trường hợp bạn là mất thẻ không kịp báo và bị người khác tận dụng để thanh toán sử dụng tiền trong thẻ của bạn. CVV hay Card Security Code chính là số quan trọng nhất bạn phải nhớ và cà bỏ nó khi nhận thẻ để tránh rủi ro sau này.
Xem ảnh minh họa về vị trí của CVV trên thẻ:
– Khi bạn thanh toán mua hàng trên web quốc tế thì nhớ nhập thêm địa chỉ nhận hàng mới có thể hoàn tất quá trình nhé. Có thể sẽ phải nhập thêm vào mã bưu chính của Việt Nam.
Lưu ý cuối cùng: Nếu bạn đã nhập đầy đủ mà không thanh toán được. Hãy liên hệ ngân hàng vì có thể họ đang tạm khóa chiều thanh toán quốc tế của bạn. Mục đích họ khó là để đảm bảo an toàn cho thẻ của bạn.
Hy vọng qua bài viết thẻ Visa card và Mastercard là gì đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại thẻ này. Lời khuyên của mình là nếu bạn muốn giao dịch quốc tế, thì nên làm thẻ debit để thanh toán cho nhanh gọn và an toàn, tránh bị lợi dụng rút sạch tiền. Bạn có thể ra các ngân hàng như acb, sacombank, vietcombank, eximbank… để làm thẻ. Tất nhiên là sẽ có ngân hàng có thẻ debit và có ngân hàng không cung cấp thẻ ghi nợ debit quốc tế. Bạn nên tìm hiểu trước khi ra ngân hàng nhé.
Ở bài viết tới mình sẽ nói về các loại thẻ còn lại là thẻ American express, JCB,… và các loại thẻ còn lại. Các bạn đón đọc nhé. Cám ơn các bạn đã giành thời gian để đọc bài viết này.