dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng visa master
Với thẻ tín dụng này, có một số người sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho vay nóng mà họ tự quảng cáo là cách khôn ngoan để sử dụng nguồn vốn rẻ.
https://www.youtube.com/watch?v=cBikpT3uTfE
Thị trường đang xuất hiện đủ các loại dịch vụ từ đáo hạn nơ đến xoay vòng nợ, né lãi suất.
Khách hàng có nhu cầu rút hết hạn mức thẻ tín dụng, sẽ có người mang máy POS và tiền mặt đến tận nơi để phục vụ với mức phí chỉ từ 1,8%. Đó là những lời quảng cáo đang tràn ngập trên mạng về dịch vụ rút tiền mặt với thẻ tín dụng.
Liên hệ với một nhân viên thuộc trang web giaingannhanh…, chúng tôi được giới thiệu về cách thức rút tiền từ thẻ tín dụng khá đơn giản. Nhân viên sẽ mang máy POS di động cùng với số tiền yêu cầu đến tận nơi gặp chúng tôi. Yêu cầu duy nhất là nếu muốn rút tiền từ thẻ tín dụng phải cung cấp thêm số CMND đúng với chủ thẻ. Mức phí mà dịch vụ này đưa ra là nếu rút dưới 30 triệu đồng phí sẽ là 2,2%, từ 31 triệu đến 80 triệu phí sẽ là 2% và trên 80 triệu sẽ là 1,8%.
Đây là mức phí khá thấp so với việc rút tiền từ ATM. Nếu rút tiền mặt tại máy ATM, tức chủ thẻ đã vay tiền và NH tính lãi suất ngay lập tức. Mặt khác, chủ thẻ còn phải trả phí 4% hoặc ít nhất là 60.000 đồng/lần rút tiền. Nếu cá nhân sử dụng thẻ tín dụng do NH A phát hành để rút tiền mặt tại máy ATM của NH B thì phải trả mức phí tối thiểu 80.000 đồng. Tính ra, chi phí cho việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng tại máy ATM là khá cao và điểm hạn chế là khách hàng không được rút tiền mặt.
Bên cạnh dịch vụ hỗ trợ rút tiền mặt lách lãi suất với thẻ tín dụng, nhân viên này còn cho biết là phía “công ty” của anh còn hỗ trợ đáo hạn cho khách hàng vào thời điểm sau 45 ngày phải thanh toán cho NH phát hành thẻ với mức phí thỏa thuận.
Dịch vụ này không chỉ được cung cấp thông qua các địa chỉ quảng cáo trên mạng mà theo tìm hiểu của chúng tôi còn được triển khai ở khá nhiều nơi như tiệm vàng hay các tiệm bán hàng trả góp 0% lãi suất. Tuy nhiên, mức phí cao hơn từ 2,5%. Theo quy định, chỉ có NH hoặc các đơn vị được cấp phép thực hiện rút tiền mặt tại quầy mới được cung cấp dịch vụ này.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, lãnh đạo phụ trách mảng ATM của một NH lớn ở TPHCM thừa nhận một số điểm chấp nhận thẻ đã “lách” hình thức thanh toán khiến NH bó tay. Bởi lẽ, điểm chấp nhận thẻ vẫn thể hiện được chứng từ giao dịch, doanh số bán hàng và được NH cập nhật, lưu trữ. Có tình trạng này là do đơn vị đặt POS chịu áp lực về doanh số, chính vì vậy, lách cho chủ thẻ rút tiền, họ vừa có doanh số cao lại vừa hưởng lợi từ chênh lệch phí. Chủ thẻ thì được hưởng phí thấp hơn và không bị tính lãi rút tiền mặt.
Được biết, NHNN cũng đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng phát hành thẻ chấm dứt hợp đồng nếu các điểm thanh toán thẻ vi phạm quy định giao dịch. Thế nhưng, giới phân tích cho rằng do việc núp bóng rút tiền mặt đem lại lợi ích cho 3 bên (NH, điểm chấp nhận thanh toán và chủ thẻ) nên có thể NH đã bỏ qua hiện tượng này.
Trao đổi bên lề với chúng tôi về “đường đi” của mức phí thu lại từ dịch vụ, nhân viên tư vấn của trang giaingannhanh… cho biết, để có thể được cung cấp máy cà thẻ POS di động để đi làm dịch vụ rút tiền mặt này, họ đã phải chi 0,3% trên tổng số tiền rút của mỗi giao dịch cho nhân viên NH.
Một số chuyên gia tài chính khuyến nghị các ngân hàng cần giảm bớt các mức phí liên quan đến việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng mới có thể hạn chế được hiện tượng chủ thẻ mua hàng hóa nhưng thực chất lại nhận tiền mặt, biến điểm chấp thẻ trở thành đơn vị cho vay nóng. Khi dịch vụ này bùng nổ, các NH sẽ phải chịu tổn thất nhưng quan trọng hơn, khi doanh thu bị ghi nhận sai với thực tế phát sinh, hoạt động phân tích kinh doanh, đánh giá sức mua của người tiêu dùng cũng bị sai lệch. Chủ thẻ cũng đối mặt với rủi ro vì các điểm mua sắm có thể không ưu tiên bảo mật, dẫn tới thông tin thẻ bị lộ.
Thẻ tín dụng: Dễ mất tiền oan!
Rất nhiều chủ thẻ tín dụng mất tiền trong tài khoản do bị kẻ gian đánh cắp thông tin hoặc chủ thẻ lơ là trong bảo mật khi xu hướng thanh toán bằng thẻ tín dụng ngày càng phổ biến.
Ông Đặng Công Hoàn – Giám đốc thẻ và dịch vụ tài khoản cá nhân, NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) – cho biết có một chủ thẻ tín dụng thông báo bị mất gần 300 triệu đồng dù thẻ luôn được bảo quản bên người. Sau khi phối hợp với cơ quan công an điều tra, NH mới phát hiện thủ phạm lấy tiền trong thẻ của khách hàng này để giao dịch mua vàng tại một số cửa hàng ở Hà Nội, là đồng nghiệp của chủ thẻ. Theo ông Hoàn, rất nhiều khách hàng bị mất tiền trong thẻ tín dụng nhưng đến khi NH thông báo biến động số dư qua tin nhắn (SMS Banking) hoặc cuối tháng xem bảng sao kê NH gửi về, họ mới biết.
Thẻ tín dụng ngày càng sử dụng phổ biến trong các hoạt động mua sắm, đặt tour du lịch, thanh toán dịch vụ trực tuyến… Thống kê mới nhất của Hội Thẻ Việt Nam, đến cuối năm rồi, tổng lượng thẻ phát hành của 50 tổ chức đạt hơn 66,2 triệu, tăng hơn 20% so với năm trước. Trong đó, thẻ tín dụng chiếm 3,67%, tương đương 2,42 triệu thẻ, còn lại là thẻ ghi nợ và thẻ trả trước. Cùng xu hướng này, tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực thẻ tín dụng cũng ngày một nhiều. Nếu thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM), muốn thanh toán, chủ thẻ phải nhập mã xác thực OTP do NH gửi qua điện thoại, thẻ tín dụng chỉ cần số thẻ và mã CVV. Do đó, nếu chủ thẻ sơ ý, nhân viên các điểm thanh toán, cà thẻ qua máy POS dễ dàng ghi lại dữ liệu trên thẻ và sau đó có thể thanh toán mua hàng trên mạng.
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo An ninh mạng Athena TP.HCM, cho biết quy trình bảo mật thẻ tín dụng thời gian qua chưa có đột phá, trong khi loại tội phạm đánh cắp thông tin thẻ để thanh toán mua hàng hóa, lấy trộm tiền ngày càng tinh vi. Athena ghi nhận nhiều khách hàng bị mất tiền trong thẻ tín dụng nhưng không kiện cáo được bởi quá trình xác minh rất phiền phức. Hơn nữa, hành vi của bọn tội phạm rất tinh vi, như lấy cắp số tiền rất nhỏ, chỉ 5 – 10 USD trong 1 – 2 tháng, nhưng lấy của hàng ngàn thẻ nên chủ thẻ khó phát hiện.
Yếu kém trong phòng ngừa rủi ro
Ông Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính NH, cho biết trong những lần đi công tác ở Mỹ, khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, ông đều nhận được điện thoại từ NH mở thẻ (tại Việt Nam) yêu cầu xác nhận thông tin chủ thẻ. Thậm chí, có NH thương mại còn cẩn trọng khóa thẻ của ông để phòng ngừa và cấp lại thẻ mới khi khách hàng về Việt Nam. “Đây là biện pháp phòng ngừa có lợi cho khách hàng bởi khi một chủ thẻ đang ở TP.HCM, bỗng nhiên giao dịch phát sinh ở nước ngoài, NH phải đặt nghi vấn”, ông Minh nói.
Trong thực tế, không phải NH nào cũng quan tâm đến rủi ro của chủ thẻ. Nguyên phó tổng giám đốc phụ trách bán lẻ một NH thương mại cổ phần kể khi còn đương nhiệm, trung bình mỗi quý, ông ký duyệt danh sách bồi hoàn tiền mất từ thẻ tín dụng cho khách hàng (do bị đánh cắp thông tin, lỗi không phải từ chủ thẻ) lên tới vài trăm triệu đồng. “Có trường hợp, trong 3 ngày liên tiếp, tài khoản của một chủ thẻ bị mất 20.000 USD. Trung bình, mỗi lần thẻ này thanh toán từ 1.000 – 2.000 USD. Tuy vậy, nhân viên NH lại không đưa những giao dịch này vào diện nghi ngờ để có biện pháp ngăn chặn. Đây là yếu kém ở khâu quản lý, phòng ngừa rủi ro