Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
- Phí thấp nhất Việt Nam chỉ 2,6%
- Được Ngân hàng Nhà nước và tổ chức bảo mật quốc tế cấp phép – Đảm bảo uy tín , an toàn tuyệt đối
Không rủi ro như giao dịch với các cá nhân, đơn vị rút tiền nhỏ lẻ
- Nhận tiền NGAY LẬP TỨC tại trụ sở Bảo Kim hoặc nhận tiền về tài khoản Ngân hàng
Nếu bạn có thẻ Visa và cần tiền mặt, đừng vội đến máy ATM mà hãy truy cập Bảo Kim để rút tiền để tiết kiệm TIỀN và tiết kiệm THỜI GIAN!
Xem bảng so sánh rút tiền ở ATM và Bảo Kim để thấy được lợi ích mà Bảo Kim mang đến cho bạn
Các bước rút tiền:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản tại Baokim.vn / Vào mục Nạp tiền.
Chọn Nạp tiền bằng thẻ tín dụng
Nếu chưa có tài khoản, đăng ký tại đây
Bước 2: Nạp tiền vào tài khoản Bảo Kim bằng thẻ tín dụng
Xem hướng dẫn nạp tại đây
Bước 3: Rút tiền từ tài khoản Bảo Kim về tài khoản Ngân hàng
Xem hướng dẫn rút tiền tại đây
Trung tâm rút tiền thẻ tín dụng tienbank.com
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp. Hình thức thanh toán này được thực hiện dựa trên uy tín. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng. Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và Chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch. Thẻ tín dụng cho phép khách hàng “trả dần” số tiền thanh toán trong tài khoản. Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hằng tháng. Tuy nhiên, Chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê. Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt.
Thẻ tín dụng được phát hành sau khi nhà cung cấp dịch vụ tín dụng duyệt chấp thuận tài khoản thẻ, sau đó chủ thẻ có thể sử dụng nó để mua sắm tại các điểm bán hàng chấp nhận loại thẻ.
Khi mua sắm, người dùng thẻ cam kết sẽ trả tiền cho nhà phát hành thẻ. Chủ thẻ thể hiện cam kết này bằng cách ký tên lên hóa đơn có ghi chi tiết của thẻ cùng với số tiền, hoặc bằng cách nhập một mật mã cá nhân (PIN). Ngoài ra nhiều điểm bán hàng cũng chấp nhận cách thức xác minh qua điện thoại hoặc xác minh qua internet cho những giao dịch được gọi là giao dịch vắng thẻ hoặc vắng chủ thẻ (CNP – Card/Cardholder Not Present).
Chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng (tiền mặt ứng trước) nếu muốn.
Người ta sử dụng nhiều hệ thống điện tử để xác minh trong vòng vài giây tính hợp lệ của thẻ cũng như kiểm tra xem hạn mức tín dụng của thẻ còn đủ chi trả cho lần mua sắm đó không. Việc xác minh được thực hiện bằng một đầu đọc thẻ (POS – Point of Sale) kết nối vào ngân hàng thu nhận (acquiring bank) của người bán hàng. Đầu đọc đọc dữ liệu của thẻ từ dải từ tính hoặc từ bản vi mạch trên thẻ. Loại thẻ mới sử dụng bản vi mạch thường được gọi là thẻ “chip” hoặc thẻ EMV.
Các nhà bán hàng trực tuyến thường sử dụng một các thức khác để xác minh tài khoản thẻ, trong đó chủ thẻ thường phải cung cấp thêm thông tin như mã số an ninh in ở mặt sau thẻ, địa chỉ chủ thẻ hoặc mật khẩu định trước.
Hàng tháng, chủ thẻ nhận được một bảng kê trong đó thể hiện các giao dịch thực hiện bằng thẻ, các khoản phí và tổng số tiền nợ. Sau khi nhận bảng kê, chủ thẻ có quyền khiếu nại bác bỏ một số giao dịch mà anh/chị ta cho là không đúng. Nếu không khiếu nại gì, trước ngày đến hạn, chủ thẻ phải trả một phần tối thiểu định trước, hoặc nhiều hơn, hoặc trả hết món nợ. Nhà cung cấp dịch vụ tín dụng sẽ tính lãi trên phần còn nợ (thường là với lãi suất cao hơn lãi suất của hầu hết những hình thức vay nợ khác). Nhiều tổ chức tài chính có thể sắp xếp việc trả nợ tự động, cắt tiền từ tài khoản ngân hàng của chủ thẻ (nếu có đủ tiền) để tránh trễ hạn trả nợ.
Các loại thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng (hay còn gọi là Credit Card) và thẻ ghi nợ (còn gọi là Debit Card) là 2 loại thẻ thanh toán được phát hành bởi các tổ chức tài chính như Ngân hàng nội địa hay Tổ chức Tài Chính Quốc Tế. Chúng đều có mục đích hỗ trợ việc thanh toán điện tử cho người sử dụng.
1. Thẻ tín dụng Credit Card là gì?
Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép bạn “vay tiền” của Ngân hàng để tạm thời mua sắm, khi tài khoản Ngân hàng của bạn đang không đủ tiền để chi tiêu. Giới hạn tiêu của bạn sẽ là một hạn mức nhất định nào đó theo quy định của Ngân hàng. Thông thường, bạn phải hoàn lại tiền đã “tạm vay” trước đó bằng thẻ tín dụng cho Ngân hàng trong khoảng 45 ngày sau đó, nếu không chỗ tiền “tạm vay” đó của bạn sẽ bắt đầu bị tính lãi suất theo quy định. Trong khoảng 45 ngày đó là chỗ tiền đó không sinh lãi nào hết.
2. Thẻ ghi nợ Debit Card là gì?
Thẻ ghi nợ là loại thẻ có chức năng khác hẳn so với thẻ tín dụng. Thẻ ghi nợ là thẻ thanh toán mà bạn chỉ có thẻ tiêu dùng giới hạn với số tiền bạn đang có trong tài khoản Ngân hàng đi kèm với thẻ đó. Nếu bạn không đủ tiền trong tài khoản để mua sắm online thì bắt buộc bạn phải trực tiếp ra Ngân hàng để nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc nhận chuyển khoản từ ai đó. Ví dụ như bạn muốn mua đôi giày trị giá 2 triệu nhưng trong thẻ, tài khoản Ngân hàng chỉ có 1 triệu 500 nghìn VND thì không thể mua sắm được.
So sánh sự khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Thủ tục đăng ký:
– Thẻ tín dụng credit card: Bạn phải chứng minh tài chính và khả năng thanh khoản như thu nhập hàng tháng mới có thể được duyệt làm thẻ.
– Thẻ ghi nợ debit card: Cực đơn giản, ra Ngân hàng mở tài khoản và đăng ký là có thể đợi nhận thẻ ngay.
Chính sách ưu đãi:
– Thẻ tín dụng credit card: Được hưởng nhiều ưu đãi, được Ngân hàng khuyến khích sử dụng
– Thẻ ghi nợ debit card: Ít có ưu đãi, dường như là không có
Phạm vi sử dụng:
Cả 2 loại thẻ này đều được chia làm thẻ thanh toán nội địa và thẻ thanh toán Quốc Tế với tầm hoạt động khác nhau như: thẻ thanh toán nội địa chỉ có thể mua sắm trong nước còn thẻ thanh toán Quốc Tế có thể cho phép bạn mua sắm ở nước ngoài.
Các thẻ thanh toán Quốc Tế phổ biến hiện nay được gọi theo tên các Tổ chức Tài Chính Quốc Tế phát hành ra thẻ đó như thẻ Visa, Mastercard, JCB,…