Cẩn trọng với “sổ đen” tín dụng

Người dân vay tiền từ các tổ chức tài chính nhưng không trả hoặc trả nợ không đúng hạn có thể bị lưu vào mục nợ xấu trên Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC), ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng sau đó.

Cẩn trọng với “sổ đen” tín dụng

Thứ Sáu, ngày 17/06/2016 08:00 AM (GMT+7)

Người dân vay tiền từ các tổ chức tài chính nhưng không trả hoặc trả nợ không đúng hạn có thể bị lưu vào mục nợ xấu trên Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC), ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng sau đó.

 Lại ‘té ngửa’ trước tin dừng vay mới gói 30.000 tỉ đồng
BỘ 3 GIẢM CÂN UNICITY AN TOÀN GIẢM TỪ 3-10KG bộ giảm cân unicity

Mở đầu tọa đàm “Điểm tín dụng cá nhân trong vay tiêu dùng” tổ chức ngày 16-6 tại TP HCM, ông Cao Văn Bình, Phó Tổng Giám đốc CIC, thuật lại: “Chị bảo lãnh cho em gái vay tiền mua xe máy nhưng sau đó, người em vì lý do nào đó quên trả nợ. Hậu quả, người chị bị ghi vào mục nợ xấu trên CIC. Đến khi đi vay tiền ngân hàng, người chị mới vỡ lẽ và lãnh hậu quả do từng có lịch sử nợ xấu”.

Theo ông Bình, CIC đã chấm điểm tín dụng theo chuẩn quốc tế và đã chấm điểm cho tất cả khách hàng vay trong cơ sở dữ liệu của tổ chức này. Được chấm điểm và xếp hạng tín dụng cao, khách hàng cá nhân có thể chứng minh năng lực tài chính khi du học, tuyển dụng nhân sự. Ngược lại, khách hàng có nợ xấu, điểm tín dụng thấp, các tổ chức cấp tín dụng sẽ thẩm định kỹ hơn, điều kiện cấp tín dụng chặt chẽ hơn và lãi suất cũng cao hơn nhằm hạn chế rủi ro.

Cẩn trọng với “sổ đen” tín dụng - 1

Tư vấn cho vay tại một Ngân hàng TMCP Ảnh: TẤN THẠNH

Hiện nay, các thông tin về hành vi tín dụng của khách hàng cá nhân tại một tổ chức tín dụng đã được chia sẻ cho các đơn vị khác trên CIC. Bà Vương Thủy Tiên, thành viên HĐTV Công ty Tài chính Home Credit Việt Nam, cho biết thông tin trên CIC được công ty xem là một trong những tiêu chí quan trọng để thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay. Các thông tin về tình trạng hiện tại của khách hàng như đang nợ ở đâu, nợ bao nhiêu, trả nợ như thế nào, đã nợ quá hạn ở tổ chức nào chưa… đều được Home Credit xem xét kỹ lưỡng.

Nhiều khách hàng do sơ xuất trong quá trình thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc bảo lãnh cho người thân, dẫn đến trả nợ không đúng hạn, bị chuyển thành nợ xấu. Dù số nợ rất nhỏ và đã trả xong nhưng lịch sử nợ xấu vẫn được lưu lại trong 5 năm trên CIC. “Sinh viên vay theo các chương trình hỗ trợ của Chính phủ cũng nên có trách nhiệm với khoản vay bởi đây là cách tốt nhất để giữ uy tín và bảo vệ mình sau này” – ông Cao Văn Bình khuyến cáo.

Dù CIC có vai trò quan trọng trong việc các tổ chức cấp tín dụng, xét duyệt vay vốn nhưng rất nhiều khách hàng vẫn chưa biết đến cổng thông tin này.

Cần bổ sung thông tin

Theo bà Lê Thị Kim Xuân, Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội Ngân hàng tại TP HCM, hiện nay, các tổ chức tín dụng chưa thông báo đầy đủ cho khách hàng việc cần tra cứu lịch sử tín dụng của mình. Mặt khác, nhiều người vay tiền chỉ quan tâm phải vay được tiền nên không quan tâm đến kênh thông tin quan trọng này.

“Ở những nước phát triển, các trung tâm thông tin tín dụng hoạt động rất bài bản; việc đóng thuế, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại… cũng được ghi vào hồ sơ tín dụng của khách hàng. Khi vay vốn, tổ chức tín dụng sẽ biết khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định mức lãi suất có ưu đãi hay không. Trong khi đó, CIC ở Việt Nam chỉ mới cập nhật dữ liệu từ các tổ chức tín dụng khi phát sinh khoản vay, chứ chưa có dữ liệu khách hàng từ các nguồn khác” – bà Xuân nhìn nhận.

Siết tín dụng ngoại tệ: Gửi, vay đều tìm cửa lách

Những “liều thuốc đặc trị” nhằm hạn chế tình trạng đô la hoá đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, bất cập ở chỗ cả người dân, doanh nghiệp và ngân hàng đều tìm cửa lách.

Hạ lãi suất tiền gửi USD về 0% nhằm hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, “khép cửa” doanh nghiệp mua USD rồi bán đi hưởng chênh lệch lãi suất VND… Những “liều thuốc đặc trị” nhằm hạn chế tình trạng đô la hoá đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, bất cập ở chỗ cả người dân, doanh nghiệp và ngân hàng đều tìm cửa lách.

Đề nghị sửa Thông tư 24

Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiến nghị xem xét, sửa đổi Thông tư 24 để doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản có thêm cơ hội vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ.

Theo VASEP, với quy định của NHNN, kể từ tháng 4/2016, DN xuất khẩu mang lại ngoại tệ nhưng không còn được vay ngoại tệ với lãi suất 2-2,5%/năm mà quay trở lại chủ yếu vay vốn bằng VND với lãi suất cao hơn 6 -6,5%/năm.“Điều này không chỉ làm giảm đi sức cạnh tranh của các DN mà đồng thời tạo khoảng cách xa hơn trong lợi thế cạnh tranh với các DN có vốn đầu tư nước ngoài, khi họ có được các khoản vay hoặc nguồn vốn bằng ngoại tệ”, công văn VASEP nêu rõ.

Thực tế trong Quý 1/2016 cho thấy, xu hướng tỷ giá đã ổn định dần, VASEP đã nêu ý kiến của cộng đồng DN thủy sản kiến nghị NHNN xem xét sửa đổi Thông tư 24 để các DN xuất khẩu nói chung và DN xuất khẩu thủy sản nói riêng có cơ hội vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ phục vụ sản xuất, xuất khẩu.

Trong một diễn biến khác, 4 tháng kể từ ngày lãi suất USD về 0%, nhưng với nhiều người, cầm USD trong tay được xem như biện pháp nắm giữ tài sản an toàn chả kém gì vàng, hay bất động sản. Tại một phòng giao dịch của Vietcombank (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), phóng viên gặp nữ khách hàng tên Hạnh vừa mang ngoại tệ đến gửi và làm hai sổ không kỳ hạn gồm: 7.000 Euro và 10.000 USD.

Chị Hạnh cho hay, cuối tháng 12 khi sổ tiết kiệm ngoại tệ hết hạn, ra ngân hàng đáo hạn, thấy nhân viên báo lãi tiết kiệm USD giờ chỉ 0%, chị  Hạnh bèn rút hết mang về. “Khi đó tôi thấy vô lý vì làm gì có kiểu lãi suất tiền gửi bằng 0% nên lập tức rút ra mang về cất; nhưng để tiền mặt trong nhà ít lâu cũng lo, nên nay tôi đành đem gửi lại coi như nhờ ngân hàng  giữ hộ”, chị Hạnh nói.

Tương tự,  anh Phạm (nhà khu Hoàng Mai) vừa bán được một căn hộ chung cư, quyết định đi một vòng xem lãi suất các nhà băng ra sao. Sau khi tính toán chi tiết với hơn 2 tỷ gửi ngân hàng kỳ hạn 6 tháng,  anh Phạm thấy ít nhất cũng thu lãi ngót 7 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, anh vẫn lo tỷ giá VND/USD nhỡ không may mà điều chỉnh 3-5% như thiên hạ vẫn đồn thổi. Cuối cùng anh Phạm quyết định  “gửi trứng vào nhiều giỏ”. Anh giữ lại một phần ba số tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng; số còn lại mua hết ngoại tệ. Bất ngờ khi anh được cô nhân viên ngân hàng tư vấn: Nếu gửi USD kèm tiền đồng sẽ ưu tiên cộng thêm lãi suất 0,5% vào sổ tiền đồng.

“Chúng em phải làm thế này để còn giữ chân khách hàng gửi ngoại tệ vì ngân hàng cũng cần USD”, anh Phạm dẫn  lời cô nhân viên tư vấn.

Tranh thủ mượn vốn giá rẻ?

Theo số liệu của NHNN, tại thời điểm 10/3, huy động vốn ngoại tệ bình quân hệ thống ngân hàng giảm 3,5% so với thời điểm 31/12/2015. Điều này chứng tỏ tỷ lệ nắm giữ USD đi xuống, tình trạng đô la hóa chuyển biến tích cực hơn. Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM – Nguyễn Hoàng Minh cũng chia sẻ: Từ khi áp dụng chính sách lãi suất USD 0%, tiền gửi ngoại tệ của cá nhân trên địa bàn thành phố giảm liên tục, từ tháng 10 đến tháng 12/2015, huy động USD giảm 2,7%. Hai tháng đầu năm 2016, huy động ngoại tệ giảm 3,5% (tín dụng ngoại tệ giảm 4,9%).

Cùng lúc này, ông Từ Tiến Phát, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết, đầu năm đến nay, nhiều cá nhân đã rút tiền gửi USD khiến huy động vốn bằng ngoại tệ giảm 5%. Còn tại LienVietPostBank, bà Nguyễn Anh Vân, Phó tổng giám đốc cũng lưu ý gửi tiết kiệm USD của ngân hàng từ khu vực dân cư có giảm. Chỉ có đại diện Vietcombank thông báo huy động vốn USD tại ngân hàng này đang ở mức ổn định…

Tuần qua, câu chuyện Việt Nam có tới 7,3 tỷ USD (quý 3/2015) gửi tại nước ngoài khiến dư luận xôn xao. Vấn đề đặt ra ở chỗ theo phân tích của giới chuyên gia, sở dĩ dòng vốn ngoại tệ chảy ra ngoài nhiều là do lãi suất USD bằng 0% khiến các nhà băng Việt và các doanh nghiệp có tiền đã đổ xô ra ngoài gửi. Vậy, bản chất của dòng vốn ngoại tệ chảy mạnh ra ngoài vì đâu? Theo TS Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Tài chính (Học viện Tài chính), nhiều khả năng do khoản ngoại tệ  này đến từ đợt găm giữ hồi tháng 11/2015. Thời điểm đó sóng ngoại tệ lên cao, nhà đầu tư nhỏ lẻ đã “ôm” USD với giá đỉnh 22.500 đồng/USD ; trong khi từ đầu năm đến giờ giá USD không có sóng nên họ vẫn muốn giữ lại.

Trước kiến nghị của VASEP, lãnh đạo một ngân hàng bình luận với PVTiền Phong:  Về bản chất, DN vẫn muốn tranh thủ mượn vốn giá rẻ (chênh lệch 2-3% giữa lãi suất USD và VND). Tuy nhiên, điều này trong kinh doanh chỉ là hạch toán chênh lệch lãi vay, không phải bản chất lợi nhuận do DN làm ra. Theo vị này, hiện tỷ giá ổn định thì không sao, chỉ cần biến động nhẹ, DN lại nháo nhào. Khi đó sẽ khiến thị trường xáo trộn.

Gói tín dụng 30 nghìn tỷ: Dừng hay “đi” tiếp?

Kể từ ngày 1.6, khi gói tín dụng 30 nghìn tỷ chính thức hết hạn giải ngân, câu hỏi đang được nhiều người quan tâm là Chính phủ sẽ có thêm những chính sách nào trong việc hỗ trợ thị trường bất động sản.

Theo đó, BIDV sẽ triển khai các biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với bà con ngư dân bị ảnh hưởng tại 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế).

dich-vu-rut-tien-the

dich-vu-rut-tien-the

Cụ thể, BIDV triển khai gói tín dụng 1.500 tỉ đồng hỗ trợ các đối tượng thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến, nuôi trồng, tiêu thụ thủy, hải sản. Trong đó, gói tín dụng dành cho doanh nghiệp là 500 tỉ đồng; Cá nhân, hộ gia đình là 1.000 tỉ đồng. Về lãi suất: Ngắn hạn là 6%/năm; Trung dài hạn là 8%/năm. Thời hạn triển khai là 6 tháng kể từ ngày 4-5-2016.

Ngoài ra, đối với khách hàng đã vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67/CP, BIDV miễn toàn bộ lãi trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày 8-4-2016 đối với các khoản vay của bà con ngư dân là chủ tàu đã hoàn thành việc đóng tàu, đưa vào khai thác, sử dụng nhưng không bán được cá đã khai thác. Đối với những khoản vay đến kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi), cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ của khoản vay theo hướng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) xuống từ 02 đến 03 kỳ (giữ nguyên nhóm nợ).

Đối với khách hàng bị thiệt hại trực tiếp (các khách hàng nuôi trồng có thủy, hải sản bị chết), BIDV miễn toàn bộ lãi đối với dư nợ bị thiệt hại trong vòng 3 tháng từ 8-4-2016; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng (giữ nguyên nhóm nợ);

Đối với khách hàng bị thiệt hại trực tiếp còn lại (các khách hàng khai thác, nuôi trồng mà quá trình tiêu thụ sản phẩm bị ảnh hưởng; các khách hàng chế biến, kinh doanh thương mại thủy hải sản), BIDV miễn toàn bộ lãi đối với dư nợ bị thiệt hại trong vòng 1 tháng kể từ ngày 8-4-2016; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc, lãi vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng (giữ nguyên nhóm nợ).

Đối với khách hàng bị ảnh hưởng gián tiếp khác (du lịch, nhà hàng, khách sạn và các hoạt động đầu tư liên quan…), BIDV giảm 50% lãi tiền vay trong 1 tháng của dư nợ bị ảnh hưởng kể từ ngày 8-4-2016; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc, lãi vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng (giữ nguyên nhóm nợ); Trường hợp ngưng trệ sản xuất kéo dài, BIDV sẽ xem xét bổ sung các chính sách hỗ trợ tiếp theo.

Leave a Reply

Contact Me on Zalo
Call Now Button