Hướng dẫn rút tiền thẻ tín dụng, phí rút tiền, 10 lưu ý

Thẻ tín dụng có rút tiền được không? Rút tiền thẻ tín dụng có thực sự tốt như mọi người vẫn thường nghĩ? Liệu rằng đây có phải là hình thức tài chính lừa đảo hay bất hợp pháp? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề nhức nhối này ngay trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về rút tiền thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ sở hữu thẻ thực hiện các giao dịch tài chính trong hạn mức đã thỏa thuận với tổ chức phát hành.

Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để thực hết tất cả các giao dịch: mua sắm online, thanh toán dịch vụ, du lịch và ăn uống,… thậm chí là rút tiền thẻ tín dụng.

Tuy tiện lợi là thế, song thẻ tín dụng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế mà nhiều người còn chưa hiểu hết, đặc biệt là vấn đề rút tiền từ thẻ tín dụng..

1. Rút tiền thẻ tín dụng là gì?

BỘ 3 GIẢM CÂN UNICITY AN TOÀN GIẢM TỪ 3-10KG bộ giảm cân unicity

Sử dụng thẻ tín dụng tức là bạn đang vay tiền của tổ chức ngân hàng đó. Còn rút tiền từ thẻ tín dụng cũng là hình thức “tạm ứng” tiền mặt tại cây ATM của ngân hàng đó thông qua lệnh rút tiền.

2. Có nên rút tiền thẻ tín dụng không?

Có 2 ưu điểm lớn khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền:

  • Bạn có thể tùy thích rút tiền ở bất kỳ nơi nào và bất cứ lúc nào giống như những thẻ Visa hay thẻ Napas thông thường.
  • Tuy bản chất là “vay nợ” nhưng bạn không cần phải trải qua thủ tục phức tạp mới được rút tiền như: nộp hồ sơ, chờ duyệt, chứng minh thu nhập….(Vì khi quyết định phát hành thẻ tín dụng cho bạn thì ngân hàng đã xác minh những vấn đề này từ trước rồi.)

Bên cạnh đó, hình thức rút tiền này vẫn có nhiều nhược điểm như:

  • Phí rút tiền khá cao
  • Phí trả thường niên cũng cao hơn so với những loại thẻ Visa, Napas..
  • Bị giới hạn khoản vay: ngân hàng chỉ cho phép rút một khoản tiền mặt trong hạn mức cho phép của thẻ.

3. Rút tiền thẻ tín dụng có hợp pháp không?

Là hình thức “xài trước trả sau” hay còn gọi là “vay nợ hợp pháp” được cung cấp bởi hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, Nhà nước vẫn không khuyến khích vấn đề hình thức rút tiền này bởi vì xuất hiện nhiều trường hợp rút tiền, đáo hạn và giao dịch thanh toán khống:

– Theo quy định, khi rút tiền tại cây ATM thì ngoài số tiền vay thì bạn còn phải trả thêm 3-4%/tháng phí rút tiền và 2-3%/tháng phí lãi suất tùy ngân hàng.

– Sở dĩ phí rút tiền và lãi suất lại cao đến như vậy là do Nhà nước muốn giảm thiểu tình trạng nợ xấu của người dân. Thắt chặt an ninh và kinh tế thị trường: vay quá nhiều nên không thể trả hết được.

– Từ đó, phát sinh nhiều trường hợp rút tiền tại máy POS để “né tránh” lãi suất, đáo hạn khoản vay…

  • Máy POS (Point of Sale – là loại máy bán hàng thường thấy ở các loại hình dịch vụ nhà hàng khách sạn, ăn uống, cửa hàng tiện lợi…
  • Máy POS sẽ thực hiện các giao dịch mua sắm bằng thẻ. Chứ tuyệt đối không được rút tiền mặt bằng máy.

– Nhiều doanh nghiệp lợi dụng máy POS để mở các dịch vụ: rút tiền không hạn mức, đáo hạn thẻ tín dụng, rút 100% hạn mức, chỉ từ 1,1%…

rutien1

Đây chính là mặt tối của việc rút tiền từ thẻ tín dụng, làm sai lệch ý nghĩa ban đầu của thẻ, vi phạm pháp luật.

4. Phí rút tiền thẻ tín dụng

Rút tiền thẻ tín dụng mất phí bao nhiêu? Như đã nói, phí rút tiền từ thẻ tín dụng sẽ khá cao, dao động khoảng từ 2-4% tùy vào ngân hàng của bạn chọn. Rút càng nhiều tiền thì phí càng cao.

Bên cạnh đó, khi rút tiền mặt từ thẻ bạn còn phải đối mặt với mức lãi suất “cao ngất ngưởng”.

  • Đối với các giao dịch thanh toán thông thường: bạn sẽ không cần phải trả lãi trong vòng 40-50 ngày kể từ ngày thực hiện.
  • Đối với giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tín dụng: lãi suất được tính ngay tại thời điểm rút tiền.

Contact Me on Zalo
Call Now Button