Khi các nhà đầu tư bắt đầu giao dịch trong thị trường Forex thì việc sử dụng các mô hình nến Nhật chắc chắn là việc làm hết sức quan trọng mà các trader cần nắm vững. Bởi biểu đồ hình nến là loại biểu đồ phổ biến được nhiều trader sử dụng nhất. Vậy mô hình nến Nhật là gì? Hãy cùng cachchoiforex.com tìm hiểu về các kiến thức quan trọng khi giao dịch Forex. Cũng như kinh nghiệm khi giao dịch với nến Nhật nhé!
Mô hình nến Nhật hay còn gọi là biểu đồ nến được bắt nguồn từ Nhật Bản. Đây là đồ thị gồm nhiều nến kết hợp với nhau tạo thành. Tùy thuộc vào các khung thời gian khác nhau mà cây nến sẽ biểu thị cho sự giao động về giá của khoảng thời gian đó. Nói một cách dễ hiểu, mỗi một cây nến sẽ đại diện cho một phiên giao dịch trong vòng một ngày.
Hiện nay, có rất nhiều loại biểu đồ được sử dụng rộng rãi trong thị trường Forex. Có thể kể đến các loại như: Biểu đồ đường, biểu đồ cột… Nhưng biểu đồ nến Nhật vẫn được sử dụng phổ biến nhất. Vì thế, hầu như ở các nền tảng giao dịch như MT4, MT5 đều tích hợp sẵn mô hình nến này.
Các Đặc Điểm Của Mô Hình Nến Nhật
Như hình trên ta có thể thấy, một thanh nến sẽ bao gồm hai phần:
- Thân nến: Thể hiện biến độ giữa giá mở cửa và giá đóng cửa.
- Bóng nến: Thể hiện giá cao nhất và giá thấp nhất.
Tùy thuộc vào màu sắc của nến chúng ta sẽ xác định được mức giá đóng cửa là cao hay thấp, giá tăng hay giảm. Cụ thể: Nếu giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa thì nến sẽ có màu xanh, biểu thị giá tăng. Ngược lại, nếu giá giảm xuống dưới giá mở cửa nến sẽ có màu đỏ.
Mỗi cây nến sẽ thể hiện giá trong một khoảng thời gian ứng với khung thời gian của biểu đồ. Bạn có thể chọn các khung thời gian như: W1 (tuần), H4 (4 giờ), H1 (1 giờ)… Điều đó đồng nghĩa với khung thời gian càng lớn thì thể hiện xu hướng càng xa.
Ví dụ: Nếu bạn mở biểu đồ H1, một nến sẽ thể hiện giá trong 1h. Theo đó cứ cách 4 tiếng từ khi thị trường mở cửa sẽ là một nến H1.
Điều đó đồng nghĩa với việc nếu bạn xem chart tuần (W1) sẽ thấy được cái nhìn về thị trường dài hơn khi xem biểu đồ H1. Tùy vào thói quen giao dịch mà các trader có thể xem nhiều khung giờ khác nhau.
Những Mô Hình Nến Nhật Phổ Biến
1. Mô Hình Nến Doji
Nến Doji là nến có giá mở cửa trùng hoặc gần với giá đóng cửa. Nến này cho thấy sự cân bằng giữa bên mua và bên bán. Nhưng cả bên mua và bên bán đều không giành quyền kiểm soát và kết quả cơ bản là hòa.
Nến Doji có một đặc tính đảo ngược khi nó được hình thành sau khi di chuyển kéo dài. Do đó, khi bạn nhận được một nến Doji trên biểu đồ sau khi di chuyển kéo dài điều đó có khả năng giá sẽ đảo ngược hướng của nó.
>> Bài viết tham khảo: Có nên giao dịch Forex theo tin tức?
2. Mô Hình Nến Hammer Và Inverted Hammer
Nến Hammer là loại thân nến nhỏ và có bóng nến trên rất nhỏ hoặc không có, ngược lại bóng nến dưới dài. Mô hình này được tạo ra khi giá mở, giá cao và giá đóng gần bằng nhau. Ngoài ra phần bóng nến dưới sẽ dài gấp đôi so với phần thân nến.
Ý nghĩa của nến này cho thấy ban đầu bên bán chiếm ưu thế khi giảm mạnh so với thời điểm mở cửa. Nhưng về sau bên mua lại chiếm ưu thế hơn khi đẩy giá lên tạo bóng dưới nến dài. Nếu nến Hammer xuất hiện xu hướng giảm thì có thể đó sẽ là dự báo cho một sự đảo chiều tăng.
Ngược lại Inverted sẽ có thân nến nhỏ, bóng nến dưới rất nhỏ hoặc không có và bóng nến trên dài. Cho thấy ban đầu bên mua chiếm ưu thế khi đẩy giá lên cao so với giá mở cửa. Nhưng về sau bên bán lấy lại ưu thế khi đẩy giá xuống tạo thành bóng nến trên dài. Do đó, nếu nến Inverted xuất hiện với xu hướng tăng thì có thể nó dự báo một sự đảo chiều giảm.
3. Nến Spinning Top
Nến Spinning Top có thân nến khá nhỏ và có bóng nến trên và dưới dài hơn. Khi xuất hiện nến này có nghĩa là bên mua và bên bán đang cạnh tranh với nhau. Nhưng không ai có thể giành được quyền thống trị. Do đó, Spinning Top cho thấy sự trung lập, lưỡng lự của nhà đầu tư. Vì vậy, chúng ta không nên đưa ra quyết định mua hoặc bán vào thời điểm này.
>> Bài viết liên quan: Giao dịch Forex bằng mô hình biểu đồ Gartley.
4. Mô Hình Nến Hanging Man
Đây là nến cho bóng dưới dài gấp 2-3 lần thân nến, có bóng nến nhỏ hoặc không có và thân trên sẽ nằm trên cùng của cây nến.
Hanging Man và nến Hammer có hình dạng giống nhau nhưng khác nhau về vị trí trong biểu đồ. Vì vậy nên mới có cách gọi khác nhau.