Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích đến bạn quẹt thẻ tín dụng là gì? Đồng thời, chia sẻ những lưu ý trước khi sử dụng dịch vụ này. Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán phổ biến hiện nay không chỉ tại Việt Nam mà hầu hết tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Nếu bạn đang sở hữu một tấm thẻ tín dụng, thật thiếu sót nếu bạn không biết đến dịch vụ quẹt thẻ tín dụng, đáo hạn thẻ tín dụng hay rút tiền mặt thẻ tín dụng.
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng là một sản phẩm thẻ do ngân hàng liên kết với các tổ chức quốc tế phát hành cho khách hàng, cho phép người dùng dễ dàng thanh toán, chi tiêu mà không cần phải mang theo tiền mặt.
Khi đăng kí mở thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ căn cứ vào các điều kiện tài chính của khách hàng để xác định hạn mức tín dụng. Đây là số tiền mà bạn được phép chi tiêu, sau đó, hoàn lại cho ngân hàng khi đến thời hạn thanh toán.
Quẹt thẻ tín dụng là gì?
Quẹt thẻ tín dụng là hoạt động mà khách hàng sử dụng để giao dịch và thanh toán. Tại bất kì một cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm nào đều sử dụng hình thức thanh toán quẹt thẻ tín dụng trên máy POS. Khách hàng chỉ cần nhập mã CVV, sau đó, kí tên lên hóa đơn là bạn đã hoàn tất quá trình mua hàng rất nhanh chóng và tiện lợi.
Hình thức thanh toán hiện đại này mang lại rất nhiều ưu điểm. Bạn sẽ không phải mang nhiều tiền mặt trong người, giảm thiểu rủi ro đánh mất hay nguy hiểm hơn là đe dọa tính mạng. Ngoài ra, hầu hết các ngân hàng phát hành thẻ đều liên kết với các tổ chức mua sắm để triển khai nhiều chương trình ưu đãi khi khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Cách quẹt thẻ tín dụng trên máy POS
Cách quẹt thẻ tín dụng trên máy POS khá đơn giản, trình tự thực hiện như sau:
Nếu bạn muốn thanh toán hóa đơn mua hàng bằng thẻ tín dụng, bạn có thể tự quẹt thẻ tín dụng tại máy POS cố định, máy POS cầm tay hoặc nhờ nhân viên thu nhân thực hiện giúp. Lưu ý, nếu bạn đưa thẻ cho nhân viên thu ngân quẹt giúp, hãy luôn để mắt hành động của họ để tránh rò rỉ thông tin trên thẻ.
- Nếu thẻ tín dụng là loại thẻ từ (có vạch đen dài mặt sau thẻ), bạn sẽ quẹt thẻ theo hướng từ đầu tới cuối khe đọc thẻ.
- Nếu thẻ tín dụng là thẻ chip, bạn sẽ chèn thẻ vào khe đọc thẻ, hướng mặt chip lên trên, giữ thẳng và chèn phần có mặt chip vào.
Khi máy POS hiển thị thông tin chủ thẻ, bạn tiến hành nhập mã PIN (nếu có) và nhập số tiền giao dịch. Khi máy báo giao dịch thành công, chủ thẻ kí tên lên hóa đơn.
Những lưu ý khi quẹt thẻ tín dụng
Để sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả, cũng như quẹt thẻ tín dụng an toàn nhất, bạn hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Không để nhân viên thu ngân biết thông tin về thẻ tín dụng.
- Không nên quẹt thẻ khi đang vay tín chấp ngân hàng.
- Kiểm tra chính xác số tiền trên hóa đơn đã đúng với giao dịch thanh toán chưa.
- Không nên quẹt thẻ để thanh toán khi đang nợ thẻ tín dụng vì sẽ càng làm tăng khoản nợ bạn phải trả.
- Chỉ quẹt thẻ khi bạn chắc chắn kiểm soát được chi tiêu và đảm bảo khả năng chi trả trong tương lai.
3 thời điểm không nên quẹt thẻ tín dụng thanh toán
Đang vay tín chấp ngân hàng
Thẻ tín dụng và vay tín chấp cơ bản tương đối giống nhau, đều là hình thức trả tiền sau, chỉ khác về hạn mức và lãi suất.
Khi vay tín chấp, tùy theo thu nhập cá nhân mà bạn sẽ được cấp một hạn mức tín dụng nhất định. Trong thời gian vay tín chấp, bạn sẽ phải trả cả gốc lẫn lãi hàng tháng cho ngân hàng đến khi hết nợ. Nếu bạn không thanh toán đúng hạn, bạn sẽ phải chịu mức lãi suất từ 20%/năm.
Còn đối với thẻ tín dụng, bạn cũng sẽ được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng. Theo đó, bạn sẽ được ngân hàng miễn lãi trong vòng từ 45 đến 55 ngày. Sau thời gian trên, nếu bạn chưa thanh toán số tiền đã chi tiêu từ thẻ tín dụng, bạn sẽ bị ngân hàng tính lãi, dao động từ 26% – 33%/năm.
Đây đều là các hình thức vay trả sau của ngân hàng, do đó, nếu bạn đang vay tín chấp, bạn không nên mở thẻ hay quẹt thẻ để thanh toán, tránh tình trạng nợ chồng chất, không có khả năng chi trả.
Đang nợ thẻ tín dụng
Hãy đảm bảo giải quyết 100% số dư nợ thẻ tín dụng trước khi sử dụng thẻ để tiếp tục thanh toán. Nếu bạn còn quá nhiều khoản nợ dồn đọng, hãy tạm dừng việc quẹt thẻ và lập kế hoạch trả nợ càng sớm càng tốt.
Chưa quản lý được chi tiêu
Do là hình thức chi tiêu trước, trả tiền sau, hạn mức tín dụng lớn lên tới hàng chục, hàng tỷ đồng, do vậy, nhiều khách hàng không thể tránh khỏi cám dỗ. Chính điều đó đã khiến không ít người rơi vào tình cảnh nợ nần, nói đúng hơn là họ trở thành “con nợ thẻ tín dụng”.
Khi mức độ chi tiêu vượt quá khả năng thanh toán cho phép, họ sẽ bị áp lực từ chính những chính sách phạt của ngân hàng. Nếu đáo hạn thẻ tín dụng chậm, chủ thẻ sẽ bị ngân hàng tính lãi suất rất cao, từ 26% – 33%/năm, cộng thêm một khoản phí phạt trả chậm. Nếu tích đọng trong một khoảng thời gian dài, số tiền thanh toán lên tới con số rất lớn.
Cách xử lý thẻ tín dụng quá hạn tại đây!
Do vậy, trước khi quẹt thẻ tín dụng để thanh toán, hãy chắc chắn bản thân đã chi tiêu đúng mức và có thể kiểm soát được nó.