Đáo hạn thẻ tín dụng là dịch vụ cho bạn vay tiền khi đến hạn trả nợ thẻ tín dụng. Và rủi ro cho tương lai sau này sẽ nhen nhóm từ chính hành động này của chúng ta…
hẻ tín dụng là một loại thẻ ATM với tính năng chi tiêu trước trả tiền sau, được miễn lãi suất khoảng 45 ngày. Bản chất là một hình thức cho vay để tiêu dùng, nhưng bạn cũng có thể “vay tiền mặt” từ thẻ này. Thật buồn là rất nhiều người chỉ mở thẻ tín dụng để rút tiền mặt, không phải qua ATM, mà là qua các dịch vụ rút tiền bất hợp pháp.
Nhưng nếu để ý kỹ hơn, dịch vụ này không khác gì chất xúc tác biến thẻ tín dụng của bạn thành con dao hai lưỡi, và người bị hại chính là chủ nhân của nó.
Đáo hạn thẻ tín dụng là gì?
Đáo hạn thẻ tín dụng là một dịch vụ trong chuỗi dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng, theo đó bạn sẽ được bên dịch vụ cung ứng tiền để trả nợ cho ngân hàng khi tới hạn trả nợ thẻ tín dụng, khi bạn không có tiền trả cho ngân hàng.
Đáo hạn thẻ tín dụng như thế nào?
Bạn sẽ phải để lại thẻ tín dụng của mình cho bên dịch vụ như một “vật tín”, sau đó họ sẽ cho bạn vay một số tiền đủ trả dư nợ thẻ tín dụng cho ngân hàng với:
- Mức phí đáo hạn thấp 1-2%;
- Cam kết lãi suất đáo hạn thẻ thấp hơn lãi suất thẻ tín dụng; hay tiền lãi phải trả cho bên dịch vụ ít hơn tiền lãi thẻ tín dụng phải trả cho ngân hàng.
- Không lo bị ngân hàng phạt trả chậm, và đặc biệt là không lo ảnh hưởng tới điểm tín dụng.
Bên dịch vụ sẽ giữ thẻ tín dụng, khi hạn mức thẻ lại được nạp đầy thì họ sẽ rút tiền từ thẻ này coi như bên dịch vụ đó sẽ nhận lại số tiền bạn đã vay từ trước; sau đó họ sẽ trả lại thẻ cho bạn.
Tại sao tham gia đáo hạn thẻ tín dụng lại là “nuôi ong tay áo”?
Bạn sẽ phải để lại thẻ tín dụng cho họ. Trong thời gian “đáo hạn thẻ” và chờ đợi hạn mức mới, sẽ không thể chắc chắn thẻ của bạn có được an toàn một chỗ hay không. Có thể họ sẽ chụp lại thông tin mặt trước và mặt sau của thẻ chẳng hạn, một công việc rất đơn giản.
Bạn hãy nhớ rằng có thể mua hàng online chỉ bằng những thông tin trên thẻ mà không cần mã PIN. Chốt chặn cuối cùng chính là mã an toàn OTP, nhưng chắc bao nhiêu % không bị lấy cắp? Hacker “cộng sự” sẽ chờ đợi bạn mắc sai lầm để lấy được mã, và sai lầm này có thể đẩy bạn thành “con nợ thẻ tín dụng”.
SMS OTP và Smart OTP là hai loại mã OTP được nhiều người dùng hơn cả, người dùng Smartphone hiện nay cũng rất nhiều vì vừa có thể truy cập internet vừa có thể sử dụng Internet banking hoặc các dịch cụ ngân hàng điện tử khác của ngân hàng. Đây chính là “tài nguyên” rất lớn để tin tặc khai thác và cài mã độc vào điện thoại của bạn, sau đó: Đọc trộm mã OTP thậm chí chuyển hướng tin nhắn OTP gửi về, bằng cách:
- Gửi đường link gắn mã độc vào email, tin nhắn hoặc qua mạng xã hội;
- Đăng những bài viết chứa phần mềm độc hại có nội dung sốc, gây trí tò mò để kích thích click;
- Tạo những website giả mạo, có thiết kế giống hệt website chính thức…
Toàn bộ thông tin đăng nhập vào website, thông tin tài khoản trên điện thoại sẽ bị gài mã độc… như vậy có khác gì “tự tạo nghiệp” cho chính mình, nghĩa rằng chúng ta không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra bởi những việc đã làm.
Không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, và càng nói không với chuỗi dịch vụ này vì nó là một “quả bom nổ chậm”. Nhiều lời cảnh báo tương tự đã được đưa ra; chúng ta hãy chủ động điều chỉnh hành vi tiêu dùng của mình ví dụ như dùng thẻ tín dụng để thanh toán hàng hóa, như vậy thì nó mới trở thành công cụ đem lại nhiều lợi ích nhất cho bạn.
Cảnh báo tình trạng “Nuôi ong tay áo” ở nhiều doanh nghiệp
Từ đầu tháng 7-2018 đến nay, CAQ Tây Hồ đã khám phá 2 vụ án trộm cắp tài sản với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Ngay sau đó, cơ quan Công an đã bắt giữ đối tượng gây án, thu hồi tài sản cho người bị mất. Tuy nhiên, các vụ việc này đặt ra cảnh báo đối với công tác quản lý con người và biện pháp cất giữ tiền, tài sản giá trị.
Một đêm đục phá 6 két sắt trộm cắp hàng tỷ đồng
Ngày 18-7, cơ quan CSĐT- CAQ Tây Hồ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Bá Lợi (29 tuổi, trú tại huyện Quốc Oai, Hà Nội) về hành vi Trộm cắp tài sản.
Trước đó, CAQ Tây Hồ đã nhận được thông tin về việc Công ty CP Đại Việt, địa chỉ tại số 378 đường lạc Long Quân, phường Xuân La, bị kẻ gian phá 6 két sắt, lấy trộm hàng tỷ đồng. Tiến hành điều tra, CAQ Tây Hồ phối hợp cùng phòng nghiệp vụ CATP xác định thủ phạm, bắt giữ đối tượng Lợi.
CAQ Tây Hồ kiểm đếm, niêm phong tài sản phục vụ công tác điều tra vụ án
Đại diện công ty CP Đại Việt chia sẻ: “Thật không thể ngờ kẻ gây án chính là người được trả lương làm việc tại đây gần chục năm. Tôi không thể tưởng tượng trong 1 đêm Lợi có thể phá đến 6 chiếc két sắt như vậy. Rất may, lực lượng Công an đã nhanh chóng vào cuộc và bắt được kẻ gian, thu hồi tài sản. Đây là bài học sâu sắc không chỉ đối với công ty chúng tôi”.
Tại cơ quan Công an, Nguyễn Bá Lợi khai nhận do nắm bắt được thời điểm cơ quan quyết toán, thu tiền nên thường để trong các két sắt. Từ đó, anh ta nảy sinh ý đồ trộm cắp.
Cơ quan Công an ghi lời khai của đối tượng Lợi
Chỉ trong khoảng 3 tiếng vào đêm 7-7, Lợi đã lần lượt phá được 6 chiếc két sắt. Do nắm rõ quy luật của quản lý và nhân viên công ty, Lợi đã nhằm đúng ngày mưa lớn để tiến hành gây án. Chiều 7-7, Lợi đi mua búa đinh và đục sắt tại một quán kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn quận Tây Hồ, sau đó cất giấu vào ba lô.
Khoảng 20h ngày 7-7, biết anh Đỗ Xuân Thắng bảo vệ của công ty là người giữ khóa cửa ra vào, Lợi đến nhà anh Thắng để mượn, với lý do quên đồ đạc trong công ty. Sau khi mở được cửa công ty, Lợi đã đóng hờ đủ để người chui qua rồi quay lại trả chìa khóa cho anh Thắng.
Đêm hôm ấy, Lợi lên tầng tum của ngôi nhà – trụ sở công ty – đạp đế giày lên tường để tạo hiện trường giả. Sau đó, đối tượng phá cửa tầng 4, dùng búa đục phá 2 két sắt lấy tiền. Tiếp tục tại tầng 3 và tầng 2, Lợi phá cửa phòng và đục phá phần lưng 2 chiếc két sắt để trộm cắp tài sản. Mỗi chiếc két, Lợi đục phá mất khoảng 30 phút; tổng cộng 6 chiếc két, tên gian lấy toàn bộ số tiền gần 4 tỷ đồng cùng nhiều ngoại tệ.
Ngay sau khi bắt đối tượng Lợi, cơ quan Công an đã thu hồi toàn bộ số tiền
Lẻn vào siêu thị ngủ lại để trộm cắp tiền
Cũng giống như đối tượng Lợi, Nguyễn Đức Hưởng (39 tuổi), trú tại phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản tại nơi anh ta làm việc. Là nhân viên kỹ thuật thuộc công ty quản lý hệ thống siêu thị Fivimart, Hưởng đã nắm bắt được quy luật của siêu thị để tìm cách đột nhập trộm cắp tiền, tài sản.
Sáng 6-7, nhân viên siêu thị đến làm việc thì phát hiện tủ đồ bị lục lọi và có dấu hiệu bị phá. Cùng với đó là chiếc két sắt bị mở, toàn bộ số tiền bên trong biến mất. Tiến hành điều tra, truy xét, Đội CSHS – CAQ Tây Hồ đã làm rõ và bắt giữ được đối tượng Nguyễn Đức Hưởng, khi đang lẩn trốn tại quê ở Hưng Yên.
Cơ quan Công an ghi lời khai của đối tượng Hưởng
Bước đầu, Hưởng khai nhận tối 5-7, anh ta đến siêu thị tại địa bàn phường Quảng An, giả làm khách mua hàng và loanh quanh cho đến khi siêu thị đóng cửa. Nhằm tránh bị nhân viên an ninh phát hiện, Hưởng chui vào góc khuất chứa hàng hóa để lẩn trốn.
Sau khi các nhân viên tắt điện ra về hết, Hưởng đã lục tủ tại quầy thu ngân lấy tuốc nơ vít phá khóa, lấy chìa khóa két sắt mở lấy tiền. Trộm cắp tiền xong, Hưởng tiếp tục phá khóa cửa thoát hiểm của siêu thị để trốn ra ngoài. Do biết siêu thị có hệ thống camera an ninh, trước khi bỏ trốn, Hưởng phá máy tính, trộm cắp ổ cứng máy tính mang đi cất giấu.
Từ những vụ việc trên, Trung tá Nguyễn Đức Châu, Đội trưởng Đội CSHS – CAQ Tây Hồ cảnh báo: “Công ty, doanh nghiệp nên gửi tiền vào ngân hàng hoặc kho bạc chứ không nên để quá nhiều tại trụ sở. Đặc biệt, cần có đội ngũ bảo vệ uy tín, được đào tạo bài bản. Ngoài ra, để đảm bảo an ninh, an toàn, cần lắp đặt camera, chuông cảnh báo ở những vị trí nhạy cảm. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, cần nhanh chóng báo cơ quan Công an gần nhất để kịp thời xử lý, cũng như thuận lợi cho việc truy bắt tội phạm”.
Nguồn : An Ninh Thủ Đô