Rút tiền thẻ tín dụng – Cà thẻ ra tiền mặt

Dịch vụ Rút tiền thẻ tín dụng – Cà thẻ ra tiền mặt

Mua hàng hóa thanh toán bằng thẻ tín dụng, chủ thẻ sẽ được hưởng lãi suất 0% trong vòng 45 ngày là một tiện ích tuyêt vời của chiếc thẻ tín dụng. Không chỉ có vậy, quãng thời gian miễn lãi này còn giúp người sở hữu thẻ phát huy thêm nhiều lợi ích khác với sự trợ giúp của các cửa hàng có máy quẹt thẻ POS.

Thẻ tín dụng được phát minh ra là để cải thiện an ninh thanh toán, giảm lưu thông tiền mặt, gia tăng tiện ích cho các giao dịch… nên về bản chất nó được các ngân hàng phát hành để khuyến khích sử dụng cho các giao dịch thanh toán.

Do vậy, khi rút tiền mặt thẻ tín dụng từ máy ATM, chủ thẻ Visa, MasterCard hay AmEx đều không được hưởng các tiện ích thanh toán trước trả tiền sau, thời gian miễn lãi… Trái lại, giao dịch rút tiền này được coi là một khoản vay và lập tức bị tính lãi (lãi suất thẻ tín dụng khá cao ~25%/năm, ~2.1%/tháng). Ngoài tiền lãi, chủ thẻ còn phải trả phí tam ứng tiền mặt ~4% trên số tiền rút ra hoặc ít nhất là 50-80k cho mỗi lần tạm ứng. Như vậy, nếu bạn rút tiền mặt thẻ tín dụng tại ATM, bạn sẽ trả cho ngân hàng khoản phí lên tới 6% trên số tiền rút ra.

Trong khi đó, nếu rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng (POS merchant) dưới hình thức mua hàng hóa thì chủ thẻ chỉ phải trả phí từ 2-3%, và còn được hưởng lãi suất 0% trong vòng 45-50 ngày (thời gian miễn lãi). Cho nên thật dễ hiểu khi có một số chủ thẻ thường nhờ cậy đến dịch vụ rút tiền mặt thẻ tín dụng để khỏi phải trả phí tạm ứng tiền mặt và không bị NH tính lãi.

Khách hàng có nhu cầu rút hết hạn mức thẻ tín dụng, sẽ có người mang máy POS và tiền mặt đến tận nơi để phục vụ với mức phí chỉ từ 1,8%. Đó là những lời quảng cáo đang tràn ngập trên mạng về dịch vụ rút tiền mặt với thẻ tín dụng.

BỘ 3 GIẢM CÂN UNICITY AN TOÀN GIẢM TỪ 3-10KG bộ giảm cân unicity

Liên hệ với một nhân viên thuộc trang web giaingannhanh…, chúng tôi được giới thiệu về cách thức rút tiền từ thẻ tín dụng khá đơn giản. Nhân viên sẽ mang máy POS di động cùng với số tiền yêu cầu đến tận nơi gặp chúng tôi. Yêu cầu duy nhất là nếu muốn rút tiền từ thẻ tín dụng phải cung cấp thêm số CMND đúng với chủ thẻ. Mức phí mà dịch vụ này đưa ra là nếu rút dưới 30 triệu đồng phí sẽ là 2,2%, từ 31 triệu đến 80 triệu phí sẽ là 2% và trên 80 triệu sẽ là 1,8%.

Đây là mức phí khá thấp so với việc rút tiền từ ATM. Nếu rút tiền mặt tại máy ATM, tức chủ thẻ đã vay tiền và NH tính lãi suất ngay lập tức. Mặt khác, chủ thẻ còn phải trả phí 4% hoặc ít nhất là 60.000 đồng/lần rút tiền. Nếu cá nhân sử dụng thẻ tín dụng do NH A phát hành để rút tiền mặt tại máy ATM của NH B thì phải trả mức phí tối thiểu 80.000 đồng. Tính ra, chi phí cho việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng tại máy ATM là khá cao và điểm hạn chế là khách hàng không được rút tiền mặt.

Ví dụ, muốn rút 10 triệu đồng tại máy ATM bạn phải đóng phí tam ứng tiền mặt cho ngân hàng 4% trên số tiền rút (400k), đồng thời ngân hàng cũng tính lãi suất ~2.1%/tháng trên số tiền được rút ra. Vậy là số tiền bạn trả cho ngân hàng là 600k. Còn nếu bạn rút 10tr thông qua hình thức mua hàng hóa tại điểm thanh toán thẻ POS thì chỉ phải trả một khoản phí khoảng 2-3.5% (rẻ hơn từ 200-300k). Hơn nữa, do đây là giao dịch thanh toán bằng thẻ nên chủ thẻ sẽ được được miễn lãi trong vòng 45 ngày.
Với số tiền thu được, chủ cửa hàng có lợi vì chỉ nộp lại cho ngân hàng 1.5%-2% trên số tiền thanh toán bằng thẻ, doanh thu thanh toán qua thẻ càng lớn thì chủ tiệm càng được ngân hàng tính phí chiết khấu giao dịch thẻ rẻ hơn.

Dịch vụ này không chỉ được cung cấp thông qua các địa chỉ quảng cáo trên mạng mà theo tìm hiểu của chúng tôi còn được triển khai ở khá nhiều nơi như tiệm vàng hay các tiệm bán hàng trả góp 0% lãi suất. Tuy nhiên, mức phí cao hơn từ 2,5%. Theo quy định, chỉ có NH hoặc các đơn vị được cấp phép thực hiện rút tiền mặt tại quầy mới được cung cấp dịch vụ này.

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, lãnh đạo phụ trách mảng ATM của một NH lớn ở TPHCM thừa nhận một số điểm chấp nhận thẻ đã “lách” hình thức thanh toán khiến NH bó tay. Bởi lẽ, điểm chấp nhận thẻ vẫn thể hiện được chứng từ giao dịch, doanh số bán hàng và được NH cập nhật, lưu trữ. Có tình trạng này là do đơn vị đặt POS chịu áp lực về doanh số, chính vì vậy, lách cho chủ thẻ rút tiền, họ vừa có doanh số cao lại vừa hưởng lợi từ chênh lệch phí. Chủ thẻ thì được hưởng phí thấp hơn và không bị tính lãi rút tiền mặt.

Qua phép tính trên, bạn dễ dàng nhận thấy quẹt thẻ tín dụng lấy tiền mặt thông qua hình thức mua hàng hóa qua POS có chi phí thấp hơn nhiều so với rút tiền mặt trực tiếp tại máy ATM. Chủ thẻ không những được chi phí rút tiền rẻ hơn mà còn có thể tận dụng được 45 ngày miễn lãi.

bieu_phi_the_tin_dung

Cũng từ ví dụ trên, ta thấy rằng việc “cà thẻ tín dụng” lấy tiền mặt trên danh nghĩa mua hàng hóa không chỉ đem lại lợi ích cho điểm thanh toán thẻ, chủ thẻ tín dụng mà còn cho cả ngân hàng nữa. Có thể vì lý do này ngân hàng tỏ ra KHÔNG quyết liệt để giải quyết “vấn nạn” này, mặc dù NHNN đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng phát hành thẻ chấm dứt hợp đồng nếu các điểm thanh toán thẻ vi phạm quy chế giao dịch.

Các ngân hàng hẳn cũng hiểu rõ “hành vi thanh toán thẻ trá hình” này là sai với mục đích căn bản của chiếc thẻ tín dụng. Tuy nhiên, tiến hành cắt giảm phí tạm ứng tiền mặt nhằm triệt tiêu “ngành công nghiệp” này thì các ngân hàng vẫn chưa thể ra tay vì trên thực tế, ngoài yếu tố lợi nhuận, ngân hàng cũng phải tạo điều kiện cho các POS merchants đạt mục tiêu kinh doanh trong bối cảnh thẻ tín dụng chưa được sử dụng rộng rãi trong thanh toán như hiện nay..

Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng là những ai? Hẳn đã là chủ thẻ tín dụng ai cũng đôi ba lần sử dụng chức năng ứng trước tiền mặt tại ATM của ngân hàng. Nhưng từ khi dịch vụ cà thẻ tín dụng lấy mặt bên ngoài xuất hiện với mức phí cạnh tranh đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Đôi khi, có khách hàng chỉ đơn giản là chủ thẻ cần tiền mặt nhưng không nhớ số PIN, trong khi thủ tục đề nghị ngân hàng cấp lại số PIN mới thì cũng mất một khoảng mất thời gian nên cầu viện đến dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng…

Có điều, khách hàng rút tiền thẻ tín dụng qua hình thức thanh toán mua hàng sẽ không được xuất hóa đơn VAT mà chỉ được nhận hóa đơn mua hàng thông thường. Điều này cũng dễ hiểu vì “giao dịch thanh toán thẻ” đó là không có thật, trong khi điểm chấp nhận thẻ vẫn phải thể hiện được chứng từ giao dịch thẻ, doanh số bán hàng rồi báo cáo cho ngân hàng, nên chủ cửa hàng phải cân đối giao dịch thanh toán thẻ đó với các giao dịch thanh toán tiền mặt nhỏ lẻ khác để hợp thức hóa đầu ra đầu vào.

Dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng đáo hạn thẻ tín dụng tại Hà Nội

Nếu một ngày bạn kiểm tra thẻ tín dụng và phát hiện tài khoản thẻ đã bị khóa và được ngân hàng thông báo là thẻ tín dụng của bạn đã bị khoanh nợ. Lúc đó bạn sẽ tự hỏi khoanh nợ là gì? Từ “khoanh nợ” (charge-off) rất dễ gây hiểu lầm. Một số người cảm thấy vui vì cho rằng mình đã được các ngân hàng giãn nợ hay xóa nợ thẻ tín dụng. Nhưng thực tế không phải vậy. Bạn vẫn phải có trách nhiệm trả nợ, vẫn phải chịu lãi suất cộng dồn trên khoản dư nợ thẻ, trong khi lại không thể tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hay rút tiền. Ngay sau khi bị khoanh nợ, tài khoản thẻ tín dụng của bạn bi khóa lại, thậm chí bạn có thể bị báo cáo nợ xấu lên trung tâm tín dụng quốc gia CIC.

Dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng ngày càng nở rộ. Ảnh: Gia Miêu

Đáp ứng mọi nhu cầu

Chỉ cần gõ dòng chữ với nội dung rút tiền từ thẻ tín dụng vào google, trong giây lát hàng chục địa chỉ trang web cung cấp dịch vụ này hiện ra với nhiều kiểu quảng cáo khác nhau về chất lượng dịch vụ. Biểu phí rút tiền mặt cũng khá đa dạng, phí rút tiền mặt từ thẻ Visa, Master Card từ 1,7-2,5% trên tổng số tiền giao dịch, phí rút tiền mặt từ thẻ JCB từ 2,6-3%. Khách hàng có nhu cầu rút tiền nhưng chưa có thẻ hoặc cần mở thêm thẻ sẽ được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Liên hệ với một nhân viên của trang web có tên taichinh…, chúng tôi được được giới thiệu về cách thức rút tiền từ thẻ tín dụng khá đơn giản. Nhân viên sẽ mang máy POS di động cùng với số tiền yêu cầu đến tận nơi gặp chúng tôi. Yêu cầu duy nhất là nếu muốn rút tiền từ thẻ tín dụng phải cung cấp thêm số CMND đúng với chủ thẻ. Về mức phí thì chúng tôi được nhân viên dịch vụ này giới thiệu nếu rút tiền từ thẻ tín dụng tại NH hoặc máy ATM, chủ thẻ chỉ có thể rút 50% tổng hạn mức được cấp, phí 4% trên tổng số tiền rút. NH sẽ bắt đầu tính lãi ngay từ thời điểm rút với lãi suất lên đến 2-3%/tháng. Nhưng nếu rút tại đây chỉ mất phí 1,5-3% tổng số tiền giao dịch tùy theo loại thẻ và số tiền rút, lãi suất 0% trong 45 ngày và được rút đến 100% hạn mức. Đây là mức phí khá thấp so với việc rút tiền từ ATM. Bởi vì, nếu rút tiền mặt tại máy ATM, tức chủ thẻ đã vay tiền và NH tính lãi suất ngay lập tức. Mặt khác, chủ thẻ còn phải trả phí 4% hoặc ít nhất là 60.000 đồng/lần rút tiền. Nếu cá nhân sử dụng thẻ tín dụng do NH A phát hành để rút tiền mặt tại máy ATM của NH B thì phải trả mức phí tối thiểu 80.000 đồng. Tính ra, chi phí cho việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng tại máy ATM là khá cao và điểm hạn chế là khách hàng không được rút tiền mặt. Bên cạnh dịch vụ hỗ trợ rút tiền mặt lách lãi suất với thẻ tín dụng, nhân viên này còn cho biết là phía “công ty” của anh còn hỗ trợ đáo hạn cho khách hàng vào thời điểm sau 45 ngày phải thanh toán cho NH phát hành thẻ với mức phí thỏa thuận.
Theo chỉ dẫn của một số đầu mối khác, chúng tôi được biết dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ không chỉ được cung cấp thông qua các địa chỉ quảng cáo trên mạng mà còn được một số tiệm vàng hay một số điểm trả góp 0% lãi suất thực hiện. Tuy nhiên, mức phí cao hơn từ 2,5%. Ngay cả một số địa chỉ mua hàng trên mạng như tại địa chỉ Baokim.vn, mặc dù mô hình hoạt động là trung gian thanh toán, chuyển tiền, nhận tiền giữa người mua và người bán trực tuyến, nhưng tại đây khách hàng còn có thể mở tài khoản để rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Cụ thể, muốn rút tiền mặt từ thẻ tín dụng chỉ cần tạo tài khoản, sau đó thực hiện 3 bước. Bước 1, đăng nhập vào tài khoản, chọn nạp tiền vào thẻ tín dụng. Bước 2, nạp tiền vào tài khoản Bảo Kim bằng thẻ tín dụng. Bước 3, rút tiền từ tài khoản Bảo Kim về tài khoản NH. Thời gian tiền vào tài khoản NH khoảng 3 ngày nếu như khách hàng không muốn trả phí rút tiền về tài khoản, còn nếu muốn rút tiền nhanh trong ngày phải trả phí từ 6.600-22.000 đồng tùy theo NH. Sau khi đăng nhập một lần duy nhất sẽ được tạo sẵn đường dẫn rút tiền với các thông tin tài khoản, lần sau chỉ cần truy cập đường dẫn để thực hiện rút tiền mà không cần đăng nhập.

Nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn

Việc các dịch vụ hỗ trợ rút tiền mặt từ thẻ ngày càng nở rộ xuất phát từ việc nhu cầu của người sử dụng thẻ tín dụng. Về phía cơ quan quản lý, NHNN đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc cho vay qua thẻ tín dụng, từ điều kiện cho vay, vấn đề hồ sơ, quy trình thủ tục và cả quy định về trách nhiệm thanh tra đối với hoạt động này. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng vẫn công khai hỗ trợ khách hàng rút tiền mặt qua thẻ tín dụng. Về nguyên tắc họ không vi phạm vì vẫn thực hiện trên giao dịch mua bán.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì đây là một xu hướng đầy rủi ro và đi ngược lại chức năng vốn có của thẻ tín dụng và các địa điểm chấp nhận thẻ trở thành một địa chỉ cho vay nóng.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH cho rằng, trường hợp rút tiền mặt thẻ tín dụng qua máy POS đi ngược lại với chức năng của máy POS vì giao dịch thông qua máy POS là phải có một giao dịch thanh toán hàng hóa thực sự. Còn trường hợp người thụ hưởng là nhà hàng hoặc công ty nào đó hỗ trợ cà thẻ thanh toán, sau khi nhận được số tiền đó lại cho người dân dùng là không đúng mục đích. Những trường hợp này cần phải có quy định rõ ràng vì rất rủi ro.
Giám đốc phụ trách mảng ATM của một NH lớn ở TPHCM thừa nhận một số điểm chấp nhận thẻ đã “lách” hình thức thanh toán khiến NH bó tay. Bởi lẽ, điểm chấp nhận thẻ vẫn thể hiện được chứng từ giao dịch, doanh số bán hàng và được NH cập nhật, lưu trữ. Có tình trạng này là do đơn vị đặt POS chịu áp lực về doanh số, chính vì vậy, lách cho chủ thẻ rút tiền, họ vừa có doanh số cao lại vừa hưởng lợi từ chênh lệch phí. Chủ thẻ thì được hưởng phí thấp hơn và không bị tính lãi rút tiền mặt. Trong khi đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc dịch vụ này nở rộ là do việc núp bóng rút tiền mặt đem lại lợi ích cho 3 bên (NH, điểm chấp nhận thanh toán và chủ thẻ) nên có thể NH đã bỏ qua hiện tượng này?.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này gia tăng sẽ dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Khi dịch vụ này bùng nổ, các NH sẽ phải chịu tổn thất vì đa số những người chấp nhận rút tiền từ thẻ tín dụng với hạn mức lên đến 100% thường có khả năng không trả được nợ rất cao, nhiều trường hợp khách hàng bế tắc buộc phải đi vòng qua kênh này để xoay bằng được tiền mặt trả khoản nợ đến hạn khác. Nhưng quan trọng hơn, khi doanh thu bị ghi nhận sai với thực tế phát sinh, hoạt động phân tích kinh doanh, đánh giá sức mua của người tiêu dùng cũng bị sai lệch. Chủ thẻ cũng đối mặt với rủi ro vì các điểm mua sắm có thể không ưu tiên bảo mật, dẫn tới thông tin thẻ bị lộ.

Khi nào thì thẻ tín dụng của bạn bị khoanh nợ?

Các tổ chức tín dụng, trong trường hợp này là nhà phát hành thẻ tín dụng tìm kiếm lợi nhuận và chịu các thua lỗ hàng năm. Khi chủ nợ tuyên bố thẻ tín dụng của bạn bị khoanh nợ thì họ coi rằng bạn là một con nợ đang gây lỗ cho công ty vì đã không trả nợ trong một thời gian dài.

Một tài khoản tín dụng thường bị treo sau 180 ngày, hoặc 6 tháng liên tiếp không thanh toán. Tài khoản của bạn thậm chí có thể bị khóa ngay cả khi bạn vẫn thanh toán đều đặn, nhưng những khoản nợ bạn trả luôn thấp hơn mức thanh toán tối thiểu.

Ở Việt Nam, tài khoản bị khoanh nợ bị coi là khoản nợ xấu cấp độ 2 (nợ khó đòi). Như vậy trạng thái này sẽ bị lưu vết trên bản báo cáo tín dụng đến hết 2 năm sau kể từ ngày bạn thanh toán hết nợ.

Ngay cả khi bạn đã trả nợ hết, tình trạng hồ sơ tín dụng của bạn sẽ được cập nhật ở trạng thái khoản khoanh nợ “đã thanh toán” hoặc “đã trả đủ”. Mặc dù trạng thái này tốt hơn tình trạng “bị khoanh nợ” ban đầu nhưng nó vẫn là dấu vết tiêu cực đối với lịch sử tín dụng của bạn.

Mặc dù các chủ nợ đã chấp nhận coi khoản nợ của bạn là khó có khả năng thu hồi. Tuy nhiên về mặt pháp lý, bạn vẫn là con nợ của tổ chức tín dụng đó, và chủ nợ có quyền thu hồi hợp pháp toàn bộ số tiền này trong khoảng thời gian cho phép, có thể trong một số năm nhất định (ví dụ 2-5 năm) hoặc vô thời hạn. Phương pháp thu hồi có thể được sử dụng bao gồm các tiếp xúc từ nhân viên bộ phận thu nợ nội bộ, các cơ quan thu nợ thuê ngoài, hoặc nếu khoản nợ là mộ số tiền lớn thì khả năng sẽ là một vụ kiện có sự tham gia của trọng tài.

Phục hồi hồ sơ tín dụng sau sự cố khoanh nợ

Cách duy nhất để loại bỏ vết đen khoanh nợ trên báo cáo tín dụng của bạn là chờ đợi hết 2 năm hoặc đàm phán với các chủ nợ để xoá nó đi sau khi bạn đã trả nợ đầy đủ. Báo cáo tín dụng của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng xấu ngay sau khi xuất hiện trạng thái khoanh nợ. Tuy nhiên mọi thứ không phải sẽ hoàn toàn chấm hết. Bạn có thể xây dựng lại lịch sử tín dụng của bạn bằng các tiếp tục thanh toán đúng thời hạn và đầy đủ các dư nợ trong hiện tại và tương lai. Thời gian trôi đi, trạng thái bị khoanh nợ sẽ có ít tác động lên báo cáo tín dụng của bạn, đặc biệt là nếu nó bị che mờ bởi nhiều thông tin tín dụng tích cực khác của bạn.

Hiện có rất nhiều loại thẻ tín dụng khác nhau trên thị trường như Visa, MasterCard, American Express, JCB… và có lẽ rất nhiều người không rõ sự khác biệt giữa các loại thẻ này là gì. Liệu loại thẻ này tốt hơn loại kia? Đây là một trong những câu hỏi phổ biến mà những người muốn mở thẻ tín dụng mới hay đặt ra trong đầu.

Mạng lưới thanh toán và tổ chức phát hành thẻ

Hãy bắt đầu với Visa và MasterCard. Họ đều không phải là tổ chức chào mời bạn sử dụng thẻ tín dụng, họ cũng không phải là đơn vị cho bạn vay tiền. Trên thực tế, việc cấp phát thẻ và hạn mức tín dụng cho bạn là đến từ một ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính… và được gọi chung là các tổ chức phát hành thẻ. Mỗi nhà phát hành đều quy định các điều khoản và điều kiện sử dụng thẻ tín dụng như lãi suất, hạn mức tín dụng hay phí thường niên… Điều này có nghĩa là bạn có thể có 2 thẻ Visa hay MasterCard từ 2 tổ chức phát hành khác nhau với các điều khoản và điều kiện hoàn toàn khác nhau. Các đơn vị phát hành thẻ cũng là các bên tự chịu tổn thất khi bạn không thể trả hết nợ thẻ tín dụng của mình.

Visa và Master Card không phải là các đơn vị trực tiếp phát hành thẻ, đây được gọi là các mạng lưới thanh toán. Về cơ bản chúng là các hệ thống máy tính xử lý các giao dịch thẻ tín dụng. Là người sở hữu thẻ tín dụng, bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt lớn nào giữa 2 hệ thống này. Cả 2 đều cung cấp một loạt các tiện ích và giá trị như phong tỏa tài khoản thẻ trong trường hợp thẻ bị mất hoặc bị đánh cắp, khả năng thực hiện các giao dịch bồi hoàn (charge back) thông qua tài khoản thẻ tín dụng, xác minh 2 bước (2-steps verified) cho các giao dịch thanh toán thẻ… Rất nhiều điểm bán hàng (merchants) trên thế giới chấp nhận thanh toán cho cả hai loại thẻ này. Cả hai đều được chấp nhận trong giao dịch thanh toán ở hơn 20 triệu điểm bán hàng tại hơn 150 quốc gia. Không ngoại lệ, Visa và MasterCard cũng là 2 thương hiệu phổ biến nhất tại Việt Nam.

Thẻ tín dụng Discover thì hơi khác một chút. Nhãn hiệu của loại thẻ này không được chấp nhận rộng rãi như là những chiếc thẻ có logo của Visa hay MasterCard. Ngoài ra, các nhà phát hành thẻ ở đây cũng chính là ngân hàng Discover cùng với các đối tác ngân hàng phát hành khác. Thẻ tín dụng Discover thu hút người sử dụng bằng các chương trình điểm thưởng hoàn lại tiền mặt (thẻ cash back) dựa trên số phần trăm tính trên hóa đơn mua hàng.

Thẻ tín dụng American Express lại có một câu chuyện khá đặc biệt. Ban đầu, tổ chức này xây dựng hình ảnh là một chiếc thẻ tín dụng độc quyền (exclusive) cho một tập khách hàng thay vì cho mọi đối tượng khách hàng. Do đó, American Express đảm nhiệm cả công việc phát hành thẻ, thu phí thường niên cao và buộc chủ thẻ phải thanh toán hết dư nợ thẻ vào cuối tháng. Tuy nhiên thời gian đã thay đổi. Ngày nay AmEx đã trở thành một mạng lưới thanh toán và bắt đầu có các đối tác phát hành là một số ngân hàng được AmEx chọn lọc. Tại Việt Nam, ngân hàng Vietcombank được American Express chọn làm đối tác độc quyền phát hành thẻ tín dụng của mình. Trên thị trường, American Express được định vị là loại thẻ tín dụng cao cấp hơn Visa, MasterCard hay JCB. Ngoài ra, bây giờ AmEx cũng cung cấp thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ duy trì hạn mức tín dụng, song song với loại thẻ thanh toán quốc tế (debit card).

Thẻ tín dụng JCB Card là nhãn hiêu do Japan Credit Bureau (Nhật Bản) sở hữu. Đây cũng là một loại thẻ phổ biến trên thế giới chỉ kém Visa và MasterCard. Nếu chủ thẻ là doanh nhân hay giao thương với thị trường Nhật Bản thì sử dụng loại thẻ này sẽ rất thuận tiện. Tương tự như các loại thẻ thanh toán quốc tế khác, JCB cũng có 2 loại thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card).

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG GANMOZ

  • Đăng ký kinh doanh tại P826/99 đường số 1 phường 5, quận Gò Vấp TPHCM

  • Văn phòng đại diện 1 : 108 Nguyễn Trãi – Hà Nội.

  • Văn phòng đại diện 2 : 18 Huynh Thúc Kháng – Hà Nội.

  • Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh : Phòng 2, tầng 2,đường số 1 phường 5, Quận 5,TP HCM

  • HOTLINE: 0907 975 888

  • Email liên hệ : contact@tien24h.com

Leave a Reply

Contact Me on Zalo
Call Now Button