Theo quy định của các ngân hàng (NH), nếu khách hàng dùng thẻ ghi nợ thanh toán qua máy chấp nhận thẻ (POS), hoặc trên các trang thanh toán trực tuyến thì sau 45 đến 50 ngày mới tính lãi suất.
Tuy nhiên, nếu rút tiền mặt từ thẻ này, khách hàng sẽ phải chịu lãi suất khoảng 24%/năm. Để lách lãi suất này, nhiều người đã dùng chiêu rút tiền từ các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
Sẵn sàng rút thuê tiền mặt
Gần 1 giờ đứng ở quầy vàng của một trung tâm vàng bạc đá quý tại quận 1, TP Hồ Chí Minh, chúng tôi đếm được có đến 4 người có nhu cầu rút tiền mặt qua thẻ ghi nợ bằng máy POS. Hầu hết, các khách hàng đều có nhu cầu rút từ 10 triệu trở lên. Chị Minh Hà, chủ quầy vàng tại đây cho biết: “Nhu cầu khách đến đổi tiền mặt qua thẻ tín dụng rất nhiều. Có khách hàng cà thẻ tín dụng để rút gần gần 100 triệu”.
dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng
Ngay trong lúc đang nói chuyện với chúng tôi, lại có thêm một cặp vợ chồng đến nhờ rút 50 triệu đồng tiền mặt. Sau khi kiểm tra chứng minh nhân dân và thẻ, chị Minh Hà lại cà thẻ và đưa cho khách hàng 48 triệu đồng. Thấy chúng tôi thắc mắc số tiền đưa ít hơn yêu cầu của khách, chị Minh Hà cười: “Hai triệu đồng là tiền phí cà thẻ, tương đương với 4% phí rút tiền mặt của ngân hàng”. Theo chị Minh Hà, hầu như tiệm vàng nào cũng sẵn sàng rút tiền mặt dùm qua thẻ tín dụng, ngay cả các cửa hàng mua sắm, ăn uống khác cũng thế, bởi thông qua dịch vụ này các điểm chấp nhận thẻ vẫn “lời” từ 1 – 2% phí trên tổng số tiền cà thẻ cho khách.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc lách lãi suất từ rút tiền mặt bằng cà thẻ tín dụng không phải ít do nhu cầu chi tiêu tiền mặt cao, trong khi các điểm đáp ứng thanh toán thẻ cũng như các tiện ích để sử dụng thẻ tín dụng lại không nhiều. Có thể thấy, chỉ cần lên mạng gõ cụm từ “rút tiền qua thẻ” sẽ có hàng loạt các trang web quảng cáo dịch vụ rút tiền mặt qua thẻ tín dụng. Nếu khách hàng có nhu cầu, các dịch vụ trên sẵn sàng mang máy POS đến tận nhà để phục vụ. Thậm chí, có nơi còn sẵn sàng ứng trước tiền mặt để đáo hạn thẻ tín dụng nhằm tránh lãi suất sau 45 ngày, khách hàng chỉ cần mang thẻ tín dụng quốc tế đến các điểm dịch vụ trên. Sau khi thanh toán tiền cho ngân hàng, thẻ mới tiếp tục được cà máy POS để hưởng thêm 45 ngày không lãi suất. Phí dịch vụ khách chỉ mất khoảng 1,5 – 4%, tùy nơi thỏa thuận và tùy từng loại thẻ.
Xem lại mức phí, tăng tiện ích thẻ
Nhiều chuyên gia cho biết, trên thực tế việc ứng tiền mặt qua thẻ tín dụng tại các điểm thanh toán bằng máy POS ở các nước ngoài như Australia, New Zealand được các NH chính thức áp dụng với số tiền rút nhỏ và thường chỉ áp dụng cho thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ (debit card). Ở Việt Nam, hình thức này chỉ là thỏa thuận giữa điểm chấp nhận POS và chủ thẻ, không phải do NH chính thức đưa ra nên dẫn đến những bất cập, lách để trốn phí, tránh lãi. Tuy nhiên, việc lách lãi suất này hầu như các ngân hàng đều biết nhưng vẫn “cố lờ” cho qua do cả 3 bên (ngân hàng, điểm chấp nhận thẻ và chủ thẻ) đều có lợi.
Thực tế cho thấy, để tăng mảng doanh thu từ ngân hàng bán lẻ cũng như đẩy mạnh thói quen không dùng tiền mặt, thời gian qua các ngân hàng đã chạy đua phát hành thẻ và mở rộng các điểm chấp nhận thẻ thay vì chi nhánh giao dịch. Thống kê của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cũng cho thấy, hiện lượng thẻ phát hành trên toàn quốc đã đạt gần 86 triệu thẻ, tăng 30% so với cuối năm 2013, trong đó gần 90% là thẻ nội địa và 10% là thẻ quốc tế. Trong đó, có khoảng 68,4 triệu thẻ đang lưu hành với khoảng 133.200 đơn vị chấp nhận thẻ. Riêng 37 ngân hàng thương mại đã lắp đặt được trên 203.000 POS. Trong đó, phải kể đến Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với gần 64.680 máy, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) với trên 60.760 máy…
Bên cạnh đó, để chạy đua doanh số, nhiều phòng tín dụng ngân hàng “im lặng” trước những hiện tượng lách lãi suất. Ngoài ra, cũng khó có thể bắt lỗi được các điểm chấp nhận thẻ vì các đơn vị này đều có hóa đơn chứng từ mua bán. Chưa kể, việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng được ghi nhận như một giao dịch thật, nên về cơ bản NH sẽ không có rủi ro nào.
rút tiển thẻ tín dụng
Dù vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo khách hàng không nên dễ dãi đưa thẻ tín dụng cho người khác cà thẻ rút tiền mặt vì rủi ro từ hành động này cao hơn nhiều so với hoạt động thanh toán mua hàng. Bởi khi dịch vụ này bùng nổ, các NH sẽ phải chịu tổn thất về lãi suất là đương nhiên, nhưng quan trọng hơn, khi doanh thu bị ghi nhận sai với thực tế phát sinh, hoạt động phân tích kinh doanh, đánh giá sức mua của người tiêu dùng cũng bị sai lệch. Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, điều này sẽ không tốt cho nền kinh tế khi đưa ra các nhận xét, đánh giá và định hướng phát triển. Để hạn chế, các NH cần xem xét lại mức phí vì người thực hiện dịch vụ lách này chủ yếu hưởng lợi từ việc chênh lệch phí.
Lợi dụng việc thanh toán hàng hóa bằng thẻ tín dụng sẽ được miễn lãi suất trong vòng 45-50 ngày, nhiều điểm chấp nhận thẻ đã lách luật cho khách hàng rút tiền mặt mà không cần mua bán hàng hóa.
Theo mách nước của một nhân viên công ty tài chính, nếu chủ thẻ tín dụng quên mã PIN của thẻ nhưng đang cần tiền gấp có thể đến các cửa hàng có gắn biểu tượng tổ chức thẻ Visa, Master Card…là rút được mà không phải chịu lãi suất như rút ở máy ATM.
Ngày 5-6, trong vai người khánh hàng, phóng viên đã đến tiệm vàng K.H trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1, TP HCM và ngỏ ý rút 2 triệu đồng bằng thẻ tín dụng. Sau khi kiểm tra thông tin cá nhân, chủ tiệm thông báo: “Muốn rút tiền mặt anh phải mua vàng có giá trị tương ứng (2 triệu đồng – pv) và chịu mức phí là 3%. Chúng tôi sẽ đưa cho anh tiền và chứng từ thanh toán hàng hóa, đồng thời chịu mức phía thanh toàn 60.000 đồng”
BỘ 3 GIẢM CÂN UNICITY AN TOÀN GIẢM TỪ 3-10KG
Sau đó, chủ tiệm vàng cà thẻ tín dụng vào máy POS rồi đưa cho chúng tôi 1.940.000 đồng (đã trừ phí) cùng với chứng từ mua hàng hóa.
Chiêu lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng
(NLĐO) – Lợi dụng việc thanh toán hàng hóa bằng thẻ tín dụng sẽ được miễn lãi suất trong vòng 45-50 ngày, nhiều điểm chấp nhận thẻ đã lách luật cho khách hàng rút tiền mặt mà không cần mua bán hàng hóa.Theo mách nước của một nhân viên công ty tài chính, nếu chủ thẻ tín dụng quên mã PIN của thẻ nhưng đang cần tiền gấp có thể đến các cửa hàng có gắn biểu tượng tổ chức thẻ Visa, Master Card…là rút được mà không phải chịu lãi suất như rút ở máy ATM.
Ngày 5-6, trong vai người khánh hàng, phóng viên đã đến tiệm vàng K.H trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1, TP HCM và ngỏ ý rút 2 triệu đồng bằng thẻ tín dụng. Sau khi kiểm tra thông tin cá nhân, chủ tiệm thông báo: “Muốn rút tiền mặt anh phải mua vàng có giá trị tương ứng (2 triệu đồng – pv) và chịu mức phí là 3%. Chúng tôi sẽ đưa cho anh tiền và chứng từ thanh toán hàng hóa, đồng thời chịu mức phía thanh toàn 60.000 đồng”
Sau đó, chủ tiệm vàng cà thẻ tín dụng vào máy POS rồi đưa cho chúng tôi 1.940.000 đồng (đã trừ phí) cùng với chứng từ mua hàng hóa.
Ngân hàng, điểm chấp nhận thanh toán và chủ thẻ đều có lợi khi việc rút tiền mặt núp bóng tiền mua hàng hóa
(Ảnh mang tính minh họa)
Tương tự, tại tiệm vàng B.T ở khu vực chợ ông Tạ (quận Tân Bình TP HCM) cũng chấp nhận cho chủ thẻ tín dụng rút tiền bằng thông qua hình thức mua vàng. Thế nhưng, tại tiệm này chủ thẻ phải trả cho chủ tiệm vàng mức phí đến 4%.
Anh Lê Văn Liêm (quận 7,TP HCM) cho biết do mất số PIN, mất thời gian đề nghị ngân hàng phát hành thẻ cấp lại nên anh thường đến một số tiệm vàng có máy POS để rút tiền mặt. Theo anh Liêm, dùng thẻ tín dụng rút tiền mặt thông qua hình thức mua hàng tại các tiệm vàng có chi phí thấp hơn so với rút tiền mặt tại máy ATM.
Theo các chuyên gia, khi chủ thẻ Visa, Master Card… rút tiền mặt tại máy ATM, tức chủ thẻ đã vay tiền và ngân hàng tính lãi suất ngay lập tức. Mặt khác, chủ thẻ còn phải trả phí 4% hoặc ít nhất là 60.000 đồng/lần rút tiền. Nếu cá nhân sử dụng thẻ tín dụng do ngân hàng A phát hành để rút tiền mặt tại máy ATM của ngân hàng B thì phải trả mức phí tối thiểu 80.000 đồng. Tính ra, chí phí cho việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng tại máy ATM là khá cao.
Trong khi đó, nếu rút tiền mặt tại tiệm vàng qua hình thức mua hàng hóa chỉ trả phí 3%-4%, còn lãi suất thì được hưởng 0% trong vòng 45-50 ngày. Vì thế, hiện nay nhiều chủ thẻ tín dụng thường đến tiệm vàng rút tiền mặt để không bị tính lãi suất.
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo phụ trách mảng ATM của một ngân hàng lớn ở TP HCM thừa nhận một số điểm chấp nhận thẻ đã “lách” hình thức thanh toán khiến ngân hàng bó tay. Bởi lẽ, điểm chấp nhận thẻ vẫn thể hiện được chứng từ giao dịch, doanh số bán hàng và được ngân hàng cập nhật, lưu trữ.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng phát hành thẻ chấm dứt hợp đồng nếu các điểm thanh toán thẻ vi phạm quy định giao dịch. Thế nhưng, giới phân tích cho rằng do việc núp bóng rút tiền mặt đem lại lợi ích cho 3 bên (ngân hàng, điểm chấp nhận thanh toán và chủ thẻ) nên có thể ngân hàng đã bỏ qua hiện tượng này.
Ví dụ, chủ thẻ tín dụng muốn rút 10 triệu đồng tại máy ATM phải đóng phí cho ngân hàng 400.000 đồng, đồng thời ngân hàng tính ngay lãi suất từ 15%-20%/năm. Trong khi đó, chủ thẻ rút 10 triệu đồng thông qua hình thức mua hàng hóa tại tiệm vàng chỉ trả phí 300.000 đồng (3%) và được miễn lãi suất trong vòng 45 – 50 ngày. Với số tiền thu được, chủ tiệm vàng đã có lợi vì chỉ nộp lại cho ngân hàng 1,5%-2%. Ngân hàng phát hành thẻ cũng thu được lợi nhuận từ việc nộp phí của chủ tiệm vàng. Từ đó, ý nghĩa của việc thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế đã bị méo mó.
Một số chuyên gia tài chính khuyến nghị các ngân hàng cần giảm bớt các mức phí liên quan đến việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng mới có thể hạn chế được hiện tượng chủ thẻ mua hàng hóa nhưng thực chất lại nhận tiền mặt, biến điểm chấp thẻ trở thành đơn vị cho vay nóng.
Nếu rút tiền mặt từ thẻ tín dụng này, khách hàng phải chịu phí đến 4% hoặc tối thiểu 60.000 cho tổng số tiền một lần rút, đồng thời sẽ tính lãi hàng ngày sau khi rút, khoảng hơn 2%/tháng với lãi suất trung bình trên 24%/năm.
|
Like this:
Like Loading...
Related