Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng bằng thủ thuật mua vàng, USD rồi bán lại

Sau khi một số ngân hàng thực hiện khóa thẻ với những người dùng thẻ tín dụng rút tiền mặt tại các điểm quẹt thẻ chui, ngay lập tức nảy sinh những biến tướng mới.

Để tránh tình trạng khách hàng rút tiền “chui” từ thẻ tín dụng đã bị khóa thẻ, một số khách hàng nghĩ ra ra cách “lách luật”, dùng thẻ tín dụng quẹt đổi ngoại tệ hoặc mua vàng thật, sau đó đem ngoại tệ đổi thành VNĐ hoặc bán vàng để lấy tiền.

Chị Hà, ngụ Q.Bình Thạnh cho biết, một người bạn của chị mới đây rút tiền “chui” từ thẻ tín dụng thông qua hình thức mua hàng khống đã bị ngân hàng phát hiện và khóa thẻ. Người bạn này chỉ cho chị Hà cách “lách luật” để không bị khóa thẻ đó là đem thẻ tín dụng quẹt đổi ngoại tệ hoặc đem mua vàng, sau đó bán đổi lấy VNĐ.

Theo tính toán thì cách thức này rẻ hơn so với việc rút tiền trực tiếp từ thẻ tín dụng tại ATM. Hiện nay, mức phí rút tiền từ thẻ tín dụng tại ATM là 4%/tổng số tiền rút, chỉ được rút tối đa 70% hạn mức của thẻ, được tính lãi suất 3,75%/tháng ngay khi rút.

BỘ 3 GIẢM CÂN UNICITY AN TOÀN GIẢM TỪ 3-10KG bộ giảm cân unicity

Tuy nhiên, nếu thông qua hình thức đem thẻ tín dụng mua ngoại tệ hoặc mua vàng, khách chỉ mất 1- 3% phí đối với đổi ngoại tệ (tùy cửa hàng nơi quy định) và không mất phí gì khi quẹt thanh toán mua vàng. Trong khi đó, khách được quẹt tối đa 100% hạn mức thẻ, được miễn lãi suất 45 ngày.

Tại cửa hàng thu đổi ngoại tệ M.T (đường Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM), chúng tôi bắt gặp không ít khách hàng dùng thẻ tín dụng đến đổi ngoại tệ, sau đó đem ngoại tệ đổi lại thành VNĐ. Thậm chí một số khách nước ngoài cũng dùng hình thức này để đổi từ ngoại tệ sang VNĐ. Riêng cửa hàng, nếu áp dụng hình thức này sẽ có lời hơn so với việc thanh toán khống thông qua hình thức mua hàng và cũng không vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, việc đổi ngoại tệ hoặc mua vàng rồi bán ra, khách hàng cũng không lỗ là bao so với mức phí rút tiền thẻ tín dụng tại ATM. Chẳng hạn, một lượng vàng SJC nếu khách quẹt thẻ để mua sẽ có giá 41,70 triệu đồng và nếu bán ngược trở lại sẽ có giá 41,43 (khách sẽ lỗ mất 270.000đ). Còn khi dùng thẻ quẹt mua USD sẽ có giá 23,265 khi bán ra sẽ có giá 23,115VNĐ (khách lỗ mất 150.000đ nếu bán ra 1000USD). Vị chi nếu cần 40 triệu đồng tiền mặt từ việc quẹt thẻ mua vàng, khách chỉ mất 270.000đ, trong khi đó nếu rút tiền thẻ tín dụng từ ATM thì khách phải mất đến 4%.

Theo phó giám đốc một chi nhánh ngân hàng thương mại tại TP.HCM, đây là hình thức “lách luật” để rút được tiền từ thẻ tín dụng của một số khách hàng. Và phương thức này cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng vì khách hàng giao dịch thật, cửa hàng thanh toán thật, có hóa đơn, chứng từ. Nhưng phương thức này, khách hàng tốn khá nhiều chi phí và mất thời gian, bởi hiện nay có nhiều ngân hàng cho ra mắt nhiều loại thẻ tín dụng có tính năng rút tiền miễn phí hoặc một số thẻ nếu khách hàng gọi đến tổng đài đăng ký rút tiền chỉ mất 1% phí rút tiền, được rút 100% hạn mức, trả góp với lãi suất chỉ 1,69%/tháng.

Còn theo các chuyên gia tài chính ngân hàng, với phương thức này khách hàng dễ dàng rút tiền từ thẻ tín dụng nhưng cũng đồng nghĩa với việc có thể vung tay quá trán, dễ rơi vào vòng luẩn quẩn không trả được nợ, nợ quá hạn.

Leave a Reply

Contact Me on Zalo
Call Now Button