Mất tiền oan từ những dịch vụ rút tiền mặt, đáo hạn thẻ tín dụng ‘chui’ lừa đảo

Thời gian qua các ngân hàng chạy đua mở thẻ tín dụng, do vậy số lượng thẻ tín dụng được phát hành cũng tăng cao. Cùng với đó, trên thị trường xuất hiện nhiều dịch vụ “ngoài luồng” liên quan đến thẻ tín dụng, trong đó có dịch vụ rút tiền mặt và dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng.

Chỉ cần lên Google gõ cụm từ “rút tiền mặt thẻ tín dụng” sẽ ra hàng trăm nghìn kết quả cho từ khóa này. Tương tự, gõ từ khóa “đáo hạn thẻ tín dụng” cũng trả về số lượng kết quả không nhỏ. Điều đó cho thấy dịch vụ rút tiền mặt thẻ tín dụng và dịch vụ đáo hạn đang diễn ra vô cùng sôi động.

Thực tế, chủ thẻ tín dụng có thể rút tiền mặt tại các ATM của ngân hàng mở thẻ. Tuy nhiên chủ thẻ sẽ phải chịu mức phí rút tiền mặt (khoảng 4%, tùy ngân hàng) và tài khoản tín dụng của họ sẽ phải chịu lãi suất ngay tức lúc rút tiền thay vì được miễn lãi từ 30-55 ngày. Đấy là chưa kể không phải thẻ tín dụng nào cũng được rút tiền mặt với 100% hạn mức được cấp.

Nếu sử dụng dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng của các dịch vụ ngoài, chủ thẻ sẽ chỉ phải chịu phí rút tiền từ 1%-1,5% và có thể rút 100% hạn mức. Sau khi rút tiền mặt như vậy, chủ thẻ vẫn sẽ được miễn lãi trong thời hạn quy như khi thanh toán một dịch vụ thông thường.

BỘ 3 GIẢM CÂN UNICITY AN TOÀN GIẢM TỪ 3-10KG bộ giảm cân unicity

Có không ít chủ thẻ tín dụng không có khả năng thanh toán với ngân hàng khi đến hạn. Nếu không thể thanh toán đúng thời hạn, chủ thẻ sẽ phải chịu phạt và mức lãi suất rất cao, từ 1,5%-4%, tùy từng ngân hàng. Nếu sử dụng các dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng “ngoài luồng”, chủ thẻ chỉ phải mất phí 2% số tiền đáo hạn, sau đó tiếp tục được miễn lãi khoản tiền đó trong 30-55 ngày tiếp theo.

Nếu so với việc phải chịu phạt và chịu lãi với ngân hàng, nhiều chủ thẻ chấp nhận phương án đáo hạn thẻ tín dụng bằng dịch vụ ngoài do phí dịch vụ thấp hơn lãi suất nợ quá hạn. Quan trọng hơn, chủ thẻ sẽ có lịch sử tín dụng xấu nếu để nợ quá hạn, từ đó sẽ khó khăn hơn khi vay tiền ngân hàng sau này.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho biết, những dịch vụ này thuộc vào “vùng xám” của hệ thống tài chính. “Những điểm cung cấp dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ ngân hàng này đã cung cấp hóa đơn dịch vụ “khống” cho các ngân hàng bởi khách hàng thực sự không mua đồ mà chỉ sử dụng dịch vụ rút tiền mặt đó thôi.

 Dịch vụ rút tiền qua thẻ tín dụng: Không đúng mục đích, tiềm ẩn nhiều rủi ro

TS. Hiếu cũng khuyến cáo chủ thẻ tín dụng cần hết sức cảnh giác khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, không để người khác ghi lại thông tin thẻ, nhất là không được để người lạ giữ thẻ, tránh mất tiền oan và gặp rắc rối.

Đây không phải là các dịch vụ minh bạch và chúng không hợp lệ. Các chủ thẻ cần cẩn thận khi sử dụng dịch vụ”, TS. Hiếu đưa ra lời khuyên.

Ngoài ra, do các điểm dịch vụ này có thể giữ lại thẻ cùng chứng minh thư của chủ thẻ qua đêm để hoàn tất thanh toán, thẻ tín dụng của khách có thể bị ghi lại thông tin để lợi dụng, sử dụng vào mục đích xấu sau này. Đây cũng là cơ hội để kẻ gian ăn cắp thông tin để làm giả thẻ nhằm rút tiền mặt sau này, gây thiệt hại cho chủ thẻ và ngân hàng.

út tiền, mang tận nhà cho khách

“Chúng tôi cung cấp dịch vụ rút tiền qua POS (máy chấp nhận thanh toán thẻ) ngân hàng với rất nhiều ưu việt sau: Rút tiền nhanh chóng; Nhận được tiền ngay khi quẹt thẻ; Rút 100% hạn mức thẻ tín dụng; Nhận tiền tại nhà; Phí rút thấp hơn rất nhiều so với rút tại ATM và quầy giao dịch; Không bị ngân hàng tính lãi suất khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng…” – đây là thông tin quảng cáo được trang “ruthetindung…” đưa ra. Theo bảng phí rút tiền mà trang này công bố thì mức phí rút tiền sẽ dao động từ 1,2-3% tùy số tiền rút, rút càng nhiều thì mức phí càng thấp.

Tương tự những lời chào mời này, chỉ cần gõ từ khóa “rút tiền thẻ tín dụng”, người có nhu cầu sẽ có hàng trăm lựa chọn. Gọi điện đến một số đường dây nóng tư vấn dịch vụ rút tiền qua thẻ tín dụng, chúng tôi được nhân viên cho biết, nếu khách hàng có nhu cầu, nhân viên sẽ mang máy POS di động đến tận nơi để khách hàng quẹt thẻ và sẽ ứng cho chủ thẻ số tiền tương ứng số tiền khách đã quẹt. Khách hàng chỉ cần trả phí từ 1,2-3% tùy số tiền rút.

Yêu cầu duy nhất đối với khách hàng là phải cung cấp số chứng minh nhân dân đúng với chủ thẻ. Theo nhân viên này, nếu rút tiền từ thẻ tín dụng tại ngân hàng hoặc máy ATM, chủ thẻ chỉ có thể rút 50% tổng hạn mức được cấp với mức phí lên đến 4% trên tổng số tiền rút; ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi ngay từ thời điểm rút với lãi suất lên đến 2-3%/tháng.

Tuy nhiên, với hình thức rút tại máy POS của đơn vị này, khách hàng được rút 100% hạn mức thẻ với lãi suất 0% trong 45 ngày. Không chỉ vậy, nhân viên này còn cho biết là phía công ty còn hỗ trợ đáo hạn cho khách hàng, thậm chí giúp khách hàng “lách” lãi suất. “Ví dụ hạn mức thẻ của chị là 20 triệu đồng, lần đầu tiên chị quẹt 10 triệu đồng. Đến kỳ thanh toán, chúng em sẽ quẹt thêm cho chị 10 triệu còn lại để chị trả cho ngân hàng, như vậy chị sẽ không phải chịu lãi suất”, một nhân viên quảng cáo dịch vụ.

Siết chặt việc rút tiền từ thẻ tín dụng

Theo lý giải của các chuyên gia, sở dĩ dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng tại máy POS bùng nổ, là vì đối với điểm chấp nhận thẻ sẽ được hưởng chênh lệch từ phí rút tiền, vì nếu doanh số cao thì phí rút tiền sẽ rẻ. Trong khi đó, ngân hàng vẫn thu được phí từ đơn vị chấp nhận thẻ lại vừa có doanh số POS. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, việc lạm dụng rút tiền từ thẻ tín dụng tại các điểm chấp nhận thẻ sẽ làm ý nghĩa của việc sử dụng thẻ cũng như ý nghĩa của việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt bị méo mó.

Hiện nay, theo quy định, chủ thẻ chỉ có thể rút tiền mặt tại chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức thanh toán thẻ chứ không được rút tiền từ các điểm chấp nhận thẻ. Tuy nhiên, mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.

Theo đó, NHNN đề xuất cho phép việc rút tiền mặt từ thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ. Đặc biệt, tại dự thảo Thông tư, NHNN cũng lần đầu tiên đặt ra hạn mức rút tiền đối với chủ thẻ. Theo đó, đối với giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ, mỗi thẻ được rút tối đa là 5 triệu đồng trong một ngày. Trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm, hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ không quá 80% giá trị của tài sản bảo đảm và tối đa là 1 tỷ đồng. Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm, hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 triệu đồng.

 

Leave a Reply

Contact Me on Zalo
Call Now Button